Mèo bị tiểu đường do béo phì, ít vận động và ăn nhiều carb

Mèo bị tiểu đường là một căn bệnh này không hề hiếm ở mèo nhưng lại ít được quan tâm. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do chúng quá mập, ăn nhiều carbonhydrate và ít vận động. Nếu không nhận biết và chữa trị kịp thời, mèo có thể chết.

1. Mèo có bị tiểu đường không?

a. Bệnh đái tháo đường ở mèo

Đái tháo đường là bệnh của tuyến tụy, một cơ quan nhỏ nằm gần dạ dày. Tuyến tụy có hai loại tế bào khác nhau có chức năng rất khác nhau:

  • Một nhóm tế bào sản xuất các enzym cần thiết để tiêu hóa đúng cách.
  • Nhóm còn lại, được gọi là tế bào beta, sản xuất hormone insulin, điều chỉnh mức độ glucose (đường) trong máu và kiểm soát việc cung cấp glucose đến các mô của cơ thể.

Nói một cách dễ hiểu, bệnh đái tháo đường là do tuyến tụy không điều chỉnh được lượng đường trong máu.

b. Các dạng tiểu đường ở mèo

Có 3 dạng chính mèo bị tiểu đường:

– Đái tháo đường loại I: là kết quả của sự phá hủy gần như hoặc toàn bộ các tế bào beta. Đây là một loại bệnh tiểu đường hiếm gặp ở mèo.

– Bệnh đái tháo đường loại II: một số tế bào sản xuất insulin vẫn còn, nhưng lượng insulin sản xuất không đủ, hoặc có sự trì hoãn trong việc tiết ra insullin, hoặc các mô của cơ thể mèo kháng insulin. Béo phì là một yếu tố dễ dẫn đến bệnh tiểu đường loại II, đây là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất ở mèo.

– Bệnh tiểu đường ở mèo loại III: là kết quả của tình trạng kháng insulin do các hormone khác gây ra; có thể do mang thai hoặc các khối u tiết hormone.

2. Nguyên nhân tại sao mèo bị tiểu đường

– Lối sống lười vận động, tình trạng béo phì và chế độ ăn nhiều carbonhydrate và ít protein.

Hệ thống miễn dịch tự phá hủy các tế bào sản xuất insulin (các tế bào tuyến tụy). Đây là nguyên nhân điển hình của bệnh tiểu đường Loại 1, nhưng loại bệnh này phổ biến ở chó hơn ở mèo.

– Viêm tụy: Các trường hợp nghiêm trọng của viêm tụy có thể phá hủy nhiều mô đến mức cơ quan này không thể sản xuất đủ insulin để duy trì lượng đường trong máu của mèo. Bạn có thể xem thêm các nguyên nhân khiến mèo bị viêm tụy trên website của chúng tôi.

– Thuốc glucocorticoid được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau ở mèo: dị ứng, bệnh viêm ruột và hen suyễn. Mặc dù việc sử dụng trong thời gian ngắn là khá an toàn, nhưng nếu dùng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là ở liều lượng cao thì nguy cơ mèo bị tiểu đường cao.

– Bệnh Cushing (bệnh cường vỏ thượng thận): tuyến thượng thận của mèo sản xuất quá mức cortisol, một loại hormone khiến cơ thể kém khả năng phản ứng với insulin. Mèo mắc bệnh Cushing khá hiếm.

– Bệnh to đầu chi: do một khối u trong tuyến yên của mèo sản xuất quá mức hormone tăng trưởng. Hormone tăng trưởng dư thừa khiến những con mèo này lớn hơn bình thường, với đầu to, chân to và các cơ quan nội tạng phì đại. Hormone này còn có tác dụng chống insulin khiến mèo bị tiểu đường.

3. Dấu hiệu mèo bị tiểu đường

– Mèo bị đi tiểu nhiều lần và đi không đúng chỗ

Đường trong máu cao là sự tích tụ glucose trong máu vì nó không thể xâm nhập vào các tế bào. Đường huyết tăng lên nhiều đến mức chúng bắt đầu tràn vào nước tiểu khiến động vật đi tiểu một khối lượng lớn. Khi những chú mèo bắt đầu đi tiểu bên ngoài thùng cát, rất có thể nó đã không thể vô kịp thùng để đi. Việc đi vệ sinh không đúng chỗ cũng có thể là kết quả của nhiễm trùng đường tiết niệu. Để biết mèo bị bệnh nào, bạn nên đọc thêm “Các dấu hiệu mèo bị viêm đường tiết niệu“.

– Uống nhiều nước

Mèo bị tiểu đường thường sẽ uống nhiều nước. Khi mèo loại bỏ lượng đường trong cơ thể, nó sẽ lấy nước từ các phần còn lại trong cơ thể để tạo ra nước tiểu. Chính sự mất nước này khiến mèo cảm thấy khát nước và uống nhiều hơn.

Uống quá nhiều nước thường là dấu hiệu mèo tiểu đường

– Thèm ăn nhiều hơn

Một con mèo bị tiểu đường không nhận được năng lượng  vì nó không có insulin để giúp chuyển đổi glucose thành năng lượng. Cơ thể phản ứng bằng cách cảm thấy đói và ngày càng thèm ăn. Vấn đề là, khi mèo ăn, nó chỉ tăng mức đường trong máu cao hơn. Đó là một vòng luẩn quẩn dẫn đến bệnh tiểu đường.

– Mèo bị tiểu đường sụt cân nhanh

Để có được năng lượng cần thiết, cơ thể chuyển sang các nguồn thay thế, phá vỡ chất béo và protein để nuôi các tế bào thiếu glucose. Sự cố này dẫn đến việc giảm cân, mặc dù mèo của bạn vẫn có cảm giác ngon miệng và ăn nhiều, và có thể gây ra sự hình thành ketone (axit được tạo ra khi cơ thể bạn bắt đầu sử dụng chất béo thay vì carbohydrate để tạo năng lượng) trong máu.

Sụt cân mặc dù ăn nhiều là dấu hiệu mèo bị tiểu đường

– Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát: Lượng đường dư thừa trong nước tiểu làm cho bàng quang trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở mèo bao gồm máu trong nước tiểu, đi tiểu khó khăn hoặc đau đớn, thường xuyên đi tiểu một lượng nhỏ nước tiểu và đi tiểu ở những vị trí không phù hợp.

– Phần cát mà mèo tiểu vào dính: Mèo bị tiểu đường thường dự lượng đường trong nước tiểu.

– Đờ đẫn, bơ phờ, ngủ nhiều: Hầu hết những con mèo ngủ rất nhiều nhưng chúng không ngủ mọi lúc mọi nơi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo ngủ nhiều, bạn có thể tìm hiểu theo hướng dẫn. Do cơ thể của mèo bị tiểu đường bị thiếu năng lượng, nó sẽ cảm thấy mệt mỏi, phờ phạc và ngủ mọi lúc để tiết kiệm năng lượng.

– Vẻ ngoài xuống cấp: Khi bất cứ ai cảm thấy khó chịu ở bên trong, điều đó sẽ hiển thị ở bên ngoài. Một bộ lông không đẹp, bong tróc hoặc nhờn do chải chuốt kém là một dấu hiệu điển hình của sự bệnh tật.

– Hơi thở có mùi ngọt: Mèo bị tiểu đường thì hơi thở sẽ có mùi ngọt. Ketoacidosis là sự tích tụ các chất thải ketone trong máu xảy ra khi cơ thể đốt cháy chất béo và protein để lấy năng lượng thay vì glucose. Ở những con mèo bị nhiễm ketoacidosis – sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất béo là acetone – hơi thở của chúng sẽ có mùi kẹo ngọt.

– Chân sau yếu:

Bệnh thần kinh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu cao mãn tính gây tổn thương thần kinh dẫn đến đau, tê và ngứa ran ở chân. Đây thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường ở mèo. Đi bộ trên hông (mắt cá chân), đi khập khiễng hoặc kéo lê chân tay, mất thăng bằng, miễn cưỡng nhảy, teo cơ đều là những dấu hiệu của bệnh thần kinh tiểu đường.

Chân sau yếu là dấu hiệu của mèo bị tiểu đường

4. Chẩn đoán mèo bị đái tháo đường

Mèo bị tiểu đường thường được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm nồng độ glucose trong máu và nước tiểu. Ngoài ra, bác sĩ thú y sẽ hỏi về các dấu hiệu lâm sàng như trên.

Việc sử dụng xét nghiệm máu để chẩn đoán mèo bị tiểu đường không phải lúc nào cũng đơn giản. Vì những con mèo khỏe mạnh bị căng thẳng (ví dụ mèo sợ phòng khám thú y) cũng thường có nồng độ glucose cao trong máu. Đây được gọi là tăng đường huyết do căng thẳng. Chúng có thể có nồng độ đường huyết tăng tạm thời khi được kiểm tra tại phòng khám.

FIV mèo

Để tránh việc nhầm lẫn, một số bác sỹ có thể đo nồng độ của một phân tử gọi là fructosamine trong máu. Nồng độ fructosamine tăng cao ở mèo mắc bệnh tiểu đường mãn tính và chúng ít khi bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng tăng đường huyết do căng thẳng.

5. Cách chữa mèo bị tiểu đường

a. Mục tiêu

– Mèo bị tiểu đường có chữa được không? Việc chữa được hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mèo:

  • Nếu mèo bị bệnh tiểu đường đến mức tuyến tụy bị tổn thương, không thể phục hồi và các tế bào tuyến tụy tiết ra insulin đã bị “đốt cháy”; thì nó sẽ không thể chữa được và sẽ phải điều trị bệnh tiểu đường cho đến hết đời.
  • Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và tuyến tụy không bị tổn thương quá mức, thì việc chữa khỏi là có thể, tuy con số này không thực sự nhiều. Việc điều trị sẽ đòi hỏi sự cam kết lâu dài và tận tâm.

– Mục tiêu điều trị mèo bị tiểu đường:

  • Khôi phục nồng độ đường huyết bình thường (kiểm soát đường huyết)
  • Giảm thiểu hoặc loại bỏ các dấu hiệu sụt cân
  • Giảm thiểu hoặc loại bỏ các dấu hiệu khát nước và đi tiểu liên tục
  • Khiến mèo thèm ăn trở lại
  • Ổn định mức đường huyết

b. Cách điều trị mèo bị tiểu đường

Tiêm Insulin

Mèo bị tiểu đường thường được điều trị bằng cách tiêm insulin. Thuốc uống cho người (thuốc hạ đường huyết) như glipizide hiếm khi có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường ở mèo. Có nhiều chế phẩm insulin khác nhau, và mỗi loại có tác dụng trong một thời gian và có những tác động khác nhau đến sự lên xuống của đường huyết.

Tiêm insulin cho mèo bị tiểu đường

Lý tưởng nhất là bác sĩ thú y của bạn sẽ thực hiện đường cong đường huyết 12-24 giờ. Insulin được sử dụng không liên tục và lượng đường trong máu được đo lại để thiết lập loại insulin và tần suất dùng thuốc; giúp kiểm soát tốt nhất lượng đường trong máu, đồng thời tránh tình trạng hạ đường huyết. Sau khi đã xác định được loại thuốc và tần suất, bạn có thể nhờ bác sỹ hướng dẫn để tự tiêm insulin cho mèo tại nhà.

Các biến chứng có thể xảy ra:

– Liệu pháp insulin làm giảm lượng đường trong máu, có thể xuống tới mức nguy hiểm. Các dấu hiệu của hạ đường huyết bao gồm suy nhược, hôn mê, nôn mửa, thiếu phối hợp và co giật. Hạ đường huyết có thể gây tử vong nếu không được điều trị, vì vậy nếu mèo của bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy cho chúng ăn thức ăn thông thường ngay lập tức.

Nếu mèo không thể tự ăn, bạn cần cho chúng uống glucose dưới dạng mật ong, xi-rô ngô hoặc gel dextrose và đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Tuy nhiên, điều quan trọng là ĐỪNG cố ép ngón tay, thức ăn hoặc chất lỏng vào miệng của mèo đang chúng co giật hoặc hôn mê.

– Mèo bị tiểu đường không kiểm soát có thể phát triển một tình trạng gọi là nhiễm toan ceton. Điều này xảy ra khi các tế bào đói glucose bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng, một quá trình tạo ra các chất hóa học gọi là xeton, làm cho máu có tính axit hơn. Nhiễm toan ceton được coi là một trường hợp khẩn cấp và những con mèo được chẩn đoán mắc biến chứng này cần phải nhập viện để xử trí.

Giám sát mèo tại nhà kỹ càng

– Mèo bị tiểu đường trong quá trình điều trị cần phải được theo dõi sát sao để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng lộ trình chữa bệnh. Mặc dù một phần của việc theo dõi điều trị sẽ liên quan đến việc lấy mẫu máu định kỳ do bác sĩ thú y, nhưng bạn cũng nên ghi chép lại chính xác những thông tin sau:

  • Theo ngày: thời gian tiêm insulin, lượng insulin được tiêm, liều lượng và thời gian cho ăn, liều lượng và thời gian cho ăn mèo ăn, lượng nước uống
  • Theo tuần: trọng lượng của mèoMèo béo phì thừa cân dễ bị tiểu đường
 Chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn hạn chế carbohydrate và tăng protein sẽ giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường huyết.

  • Nếu mèo bị tiểu đường sụt cân, hãy cho mèo ăn nhiều bữa mỗi ngày hoặc để đồ ăn cho chúng ăn mọi lúc.
  • Nếu con mèo của bạn bị thừa cân, hãy hỏi bác sĩ thú y để thực hiện một chương trình giảm cân. Việc giảm cân cho mèo được sẽ giúp mèo duy trì mức đường huyết ổn định hơn. Bạn nên tập thể dục cho mèo hoặc áp dụng các cách giảm cân cho mèo sau của chúng tôi.

6. Cách phòng ngừa mèo bị tiểu đường

Hầu hết mèo bị tiểu đường tuýp 2 và được gây ra bởi thói quen ăn uống. Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở mèo, bạn nên thay đổi chế độ ăn của mèo:

a. Thay đổi loại thức ăn

Cho mèo ăn chế độ ăn ít carbohydrate – nhiều protein – chất béo vừa phải có thể ngăn ngừa tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường ở mèo. Điều này có nghĩa là hạn chế cho mèo ăn cơm và hạt. Một số loại hạt có hàm lượng carbohydrate tương đối cao, mặc dù một số thấp hơn nhiều so với những loại thức ăn khác. Nếu cho mèo ăn hạt, hãy lựa chọn loại thức ăn tốt với hàm lượng carbohydrate thấp. Bạn có thể xem hàm lượng này trên bao bì của sản phẩm.

Hãy cho mèo của bạn ăn pate (thức ăn ướt) hoặc thức ăn tươi (cá, thịt, trứng luộc). Bạn thậm chí có thể tham khảo cách tự làm thức ăn cho mèo tại nhà với các công  thức đơn giản.

b. Thay đổi lượng thức ăn

Béo phì có lẽ là nguy cơ quan trọng nhất để phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, ngay cả khi bạn cho mèo ăn một chế độ ăn ít carbohydrate – protein cao – chất béo vừa phải, mèo của bạn vẫn có thể mắc bệnh khi chúng ăn quá nhiều.

Lượng thức ăn cho mèo ăn được xác định bởi nhiều yếu tố: calo của thức ăn, số lượng và loại thức ăn mà mèo ăn trong ngày, sự thay đổi trong tập thể dục, tỷ lệ trao đổi chất, nhiệt độ môi trường, tình trạng sức khỏe, ….

Một giải pháp đơn giản là: cho mèo ăn để duy trì tình trạng cơ thể mảnh mai khi mèo con đang phát triển. Khi mèo đã trưởng thành, hãy cân chúng hàng tháng và điều chỉnh lượng thức ăn bạn cung cấp dựa trên sự tăng hoặc giảm cân. Để biết cho mèo ăn bao nhiêu hàng ngày là đủ, bạn có thể tính toán theo hướng dẫn của chúng tôi.

Tất nhiên, có những con mèo béo phì không ăn gì ngoài thức ăn khô có hàm lượng carbohydrate cao trong suốt cuộc đời và không bao giờ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là một bệnh đa yếu tố. Điều này có nghĩa là bệnh còn phụ thuộc vào sự di truyền, tập thể dục và các yếu tố khác.

c. Tập thể dục cho mèo

Một con mèo chạy nhảy thường xuyên sẽ ít có nguy béo phì hoặc tiểu đường (với chế độ ăn ít carbonhydrat). Nếu mèo của bạn thừa cân và lười vận động, hãy tập thể dục cho chúng. Bạn có thể áp dụng những bài tập thể dục cho mèo đơn giản.

Chế độ ăn uống và tình trạng béo phì không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất của bệnh tiểu đường. Nhưng chúng là hai yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta có thể kiểm soát được.

7. Các câu hỏi thường gặp

– Mèo bị tiểu đường có phổ biến không?

Đái tháo đường là bệnh nội tiết phổ biến thứ hai ở mèo. Mèo trung niên đến mèo già dễ mắc bệnh hơn, mèo đực dễ bị hơn mèo cái. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh chính xác vẫn chưa được biết, nhưng số lượng mèo bị tiểu đường đang gia tăng ở mức báo động do số lượng mèo thừa cân và béo phì gia tăng khủng khiếp.

Mèo bị tiểu đường thường do lối sống lười vận động

Làm sao để biết mèo béo phì? Một con mèo nặng hơn 1,3 kg so với trọng lượng lý tưởng của nó được coi là béo phì. Điều đó có nghĩa là một con mèo nhà trung bình nặng 5,8 kg trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

– Mèo bị tiểu đường không nên ăn gì?

Mèo bị tiểu đường không nên ăn carbonhydrate. Thói quen đa số của những người nuôi mèo là cho chúng ăn cơm; và chính điều này dẫn tới việc mèo bị tiểu đường. Mèo là loài ăn thịt.

Thành phần chủ yếu của cơm trắng là carbonhydrate; mà về cơ bản, carbonhydrate chính là đường. Carbonhydrate khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ ở ruột, sau đó đi vào gan và được chuyển hóa thành glycogene (thành phần chủ yếu của đường glucose) .

Mèo tây có ăn được cơm không?

Tuy nhiên, mèo là loài ăn thịt. Mặc dù có thể sử dụng carbohydrate làm nguồn năng lượng, nhưng mèo không có enzym tiêu hóa để phân hủy một lượng lớn carbohydrate như các loài khác. Cơ thể mèo là một cỗ máy chuyển hóa protein và chất béo.

Mèo tiêu hóa carbs kém hiệu quả hơn các động vật khác vì chúng chỉ có một lượng nhỏ các enzym tiêu hóa cần thiết để tiêu hóa carbs.

  • Mèo có mức amylase thấp trong tuyến tụy của chúng. Amylase giúp phân hủy carbs.
  • Mô tụy của mèo có hoạt tính maltase thấp. Maltase giúp phân hủy maltose thành glucose (đường).
  • Có rất ít hoạt động của lactase hoặc sucrase trong mô tụy. Lactase là enzyme cần thiết để xử lý đường lactose (có trong sữa bò) và sucrase là enzyme xử lý đường sucrose.
  • Các enzym Maltase, Isomaltose và sucrase có trong ruột non, nhưng hoạt tính thấp.

Như bạn có thể thấy, mèo không có khả năng tiêu hóa nhiều carbs như cách chó hay con người chúng ta ăn cơm. Mèo vẫn có thể tiêu hóa carbs khi chúng ăn ít và ăn loại carbs phù hợp.

Việc cho mèo ăn nhiều carbohydrate khiến chúng trở nên kháng insulin. Nói cách khác, chúng vẫn đang tạo ra một lượng insulin thích hợp, nhưng các tế bào của chúng không phản ứng với nó theo cách bình thường. Tuyến tụy phản ứng bằng cách cố gắng tạo ra nhiều insulin hơn. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy về cơ bản bị hao mòn và không thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Lúc này, mèo bị tiểu đường.

– Mèo bị tiểu đường có bị giảm tuổi thọ?

Chắc chắn là có, vì nó có thể liên quan đến nhiễm trùng, rối loạn thần kinh ngoại biên và các vấn đề khác. Nếu kiểm soát kém, mèo của bạn có thể sẽ chết. Nhưng có rất nhiều mèo bị tiểu đường lớn tuổi được quản lý trong nhiều năm và chúng có thể sống lâu hơn. Việc này đòi hỏi sự cam kết hàng ngày, suốt đời, nhưng đó là điều có thể làm được.

– Chi phí chăm sóc mèo bị tiểu đường là bao nhiêu? Bạn sẽ phải chi khoảng 450.000 – 700.000/tháng cho insulin, ống tiêm và các vật tư khác.

Tổng kết

Những con mèo béo phì, lười vận động và ăn dư thừa carb có nguy cơ bị tiểu đường rất cao. Tuy là căn bệnh phổ biến, những bệnh đái tháo đường ở mèo lại không được chú trọng cho tới khi nó quá muộn. Rất có thể mèo bị tiểu đường nếu chúng có các biểu hiện như:
  • Ăn nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều
  • Mập lên và sau đó sụt cân nhanh chóng cho dù chúng vẫn ăn nhiều
  • Mệt mỏi, bơ phờ, ngủ nhiều
  • Lông bết bát, xơ xác
  • Đi bằng 2 chân sau
Tùy vào việc phát hiện bệnh của mèo sớm hay muộn mà việc chữa trị mèo bị tiểu đường có hiệu quả hay không. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh của mèo có thể được điều trị và kiểm soát. Bạn sẽ phải tiêm insulin cho mèo suốt đời và điều chỉnh, kiểm soát chế độ ăn của chúng.
Thông thường, mèo bị tiểu đường là do tình trạng béo phì và lối sống lười vận động. Để phòng ngừa mèo bị tiểu đường, bạn nên chuyển chế độ ăn của mèo phù hợp và chất lượng hơn, kiểm soát lượng thức ăn mà chúng ăn và cho mèo tập thể dục, vận động thường xuyên.

Leave a Comment

Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!