Mèo bị rối loạn tiêu hóa: nôn mửa và tiêu chảy đột ngột, bỏ ăn nhất thời

Bạn có thấy con mèo của mình thường nôn ọe sau bữa tối, hoặc bị một cơn tiêu chảy đột ngột không? Hoặc có thể thỉnh thoảng chúng mất cảm giác thèm ăn, bất kể bạn có dụ dỗ nó bằng món ăn yêu thích? Nếu mèo của bạn gặp bất kỳ vấn đề nào ở trên thì có lẽ mèo bị rối loạn tiêu hóa.

1. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở mèo

Các dấu hiệu mèo bị rối loạn tiêu hóa bao gồm:

  • liếm môi: đó là dấu hiệu của buồn nôn, nôn mửa và bỏ ăn.
  • mèo nôn mửa/ói
  • mèo đau bụng tiêu chảy: vấn đề ảnh hưởng đến phần dưới của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nữa. Bạn nên đọc thêm “Các nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy” để có thể phân biệt được triệu chứng của từng căn bệnh.
  • sự thay đổi trong hành vi: ít hoạt động hơn, không tương tác hoặc trốn ở những nơi bất thường.
  • xuất hiện các búi lông ở trong nhà

Mèo nôn ói có thể là dấu hiệu của mèo bị rối loạn tiêu hóa

Mèo ăn xong ói có phải do mèo bị rối loạn tiêu hóa không?

Nếu mèo của bạn ăn nhanh và sau đó ói ra thì có thể nó bị nôn trớ. Nôn trớ khác với nôn mửa ở chỗ nó xảy ra ngay sau khi ăn và thức ăn có dạng hình trụ giống như điếu xì gà và chưa được tiêu hóa. Thức ăn ra khỏi miệng một cách thụ động.
 
Trong khi đó, nôn mửa là khi mèo bị nôn xảy ra một lúc sau khi mèo ăn và nó chứa thức ăn đã tiêu hóa và thường là dịch mật. Mèo có cảm giác buồn nôn trước khi ói ra ngoài, chu môi và sau đó là các cơn co thắt dạ dày ùng ục. Nhiều con mèo ghét nôn mửa, chúng trở nên lo lắng và kêu to.


2. Nguyên nhân mèo bị rối loạn tiêu hóa

Mèo có thể bị rối loạn tiêu hóa cấp tính hoặc mãn tính.

a. Rối loạn tiêu hóa cấp tính ở mèo

Đối với mèo không có tiền sử nôn mửa hoặc chán ăn và sau đó bắt đầu ói, hãy xem xét các nguyên nhân có thể xảy ra sau:

Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột: đây là nguyên nhân khiến mèo bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên nhất. Trường hợp này thường xảy ra khi bạn chuyển sang một loại thức ăn mới hoặc một hãng thức ăn khác quá đột ngột khiến mèo thích ứng không kịp.

Để chuyển sang loại thức ăn khác cho mèo, bạn nên thay đổi từ từ bằng cách cho mèo ăn thức ăn mới trộn với thức ăn cũ theo tỷ lệ 1:4 trong vài ngày. Sau đó, bạn nâng dần tỷ lệ này lên thành 2:4, 3:4 và cuối cùng là thức ăn mới chiếm 100%. Quá trình chuyển đổi này nên được thực hiện trong vòng ít nhất là 3 tuần.

Do mèo ăn bậy bạ: Mèo thích khám phá và chúng thích dùng mũi và miệng để nhai thử mọi thứ. Do thiếu một số chất trong cơ thể, mèo không tiêu hóa được nhiều hợp chất một cách hiệu quả. Quá nhiều thức ăn lạ cùng một lúc có thể khiến mèo bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy.

Do bản tính tò mò thích ăn bậy bạ này, mèo có thể bị ngộ độc với thứ mà chúng ăn hoặc liếm phải. Đây là tính trạng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Để phản ứng kịp thời, chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc “Hướng dẫn cách xử lý khi mèo bị ngộ độc” trên website.

Chế độ ăn uống không phù hợp: có thể khiến mèo bị đầy hơi và phân có mùi hôi thối. Những con mèo ăn thức ăn thương mại như hạt chất lượng kém, có nhiều ngũ cốc và đường thường dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn những con mèo được cho ăn thịt tươi sống.

Biểu hiện hôi miệng ở mèo cũng có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh thận hoặc những bệnh ít nghiêm trọng hơn như bệnh răng miệng. Bạn có thể thử thay đổi chế độ ăn của mèo, vệ sinh răng miệng của chúng cho sạch sẽ. Nếu vẫn không hiệu quả, bạn nên tìm hiểu thêm các nguyên nhân khiến mèo bị hôi miệng để chữa trị thích hợp.

Ký sinh trùng: Ký sinh trùng đường ruột có thể khiến mèo bị rối loạn tiêu hóa. Nó gây ra nhiều vấn đề, bao gồm nôn mửa và tiêu chảy và thường lây truyền khi mèo ăn động vật gặm nhấm hoặc con mồi bị nhiễm bệnh khác.

mèo bị rối loạn tiêu hóa

Vi rút và vi khuẩn: Nhiều chủng vi rút khác nhau có thể gây bệnh rối loạn tiêu hóa ở mèo, một số trong số đó (chẳng hạn như Viêm ruột ở mèo) rất dễ lây lan và có thể đe dọa tính mạng. Vi khuẩn có thể được lây qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, được truyền từ động vật khác hoặc thậm chí có thể truyền từ động vật sang người.

Viêm tụy: tình trạng viêm tuyến tụy có thể làm gián đoạn dòng chảy của các enzym vào đường tiêu hóa, buộc các enzym ra khỏi tuyến tụy và tràn vào vùng bụng và do đó, khiến mèo bị rối loạn tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn có thể đọc thêm “Viêm tụy cấp ở mèo và cách chữa trị“.

Búi lông: tất cả mèo đều có thể bị mắc búi lông. Chúng xảy ra do mèo tự chải lông và nuốt lông. Thông thường, hệ tiêu hóa của mèo có thể xử lý lông và lông chỉ đơn giản đi qua đường ruột và thải ra ngoài theo phân, nhưng đôi khi búi lông lớn hơn bình thường và khiến mèo rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng phụ của thuốc

b. Mèo bị rối loạn tiêu hóa mãn tính

Ở những con mèo có tiền sử nôn mửa, khó chịu ở bụng hoặc lười vận động lâu dài, nguyên nhân có thể là:

Bệnh viêm ruột (IBD)

Ung thư

Viêm dạ dày xuất huyết: gây ra bởi các tác nhân truyền nhiễm như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng hoặc do phản ứng xấu với một số loại thuốc, viêm dạ dày xuất huyết gây ra nôn nhiều và đi ngoài ra máu.

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm

Dị ứng thức ăn: là nguyên nhân đặc biệt phổ biến gây nôn trớ, mèo có thể nôn trớ trong 20 phút hoặc thậm chí ngay sau khi ăn, hoặc nguyên nhân khiến mèo bỏ ăn càng lâu càng tốt vì chúng biết rằng thức ăn sẽ khiến chúng buồn nôn.

Bệnh chuyển hóa (cường giáp, suy thận, suy gan, …)

Rối loạn nhu động

3. Cách chữa mèo bị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Nếu mèo bị đau bụng, mèo bị rối loạn tiêu hóa nhưng vẫn tỉnh táo, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách làm theo các bước sau:

a. Cho mèo nhịn ăn

Khi dạ dày khó chịu, hãy để nó nghỉ ngơi. Bỏ ăn là những gì một con mèo làm trong tự nhiên. Chúng mất cảm giác thèm ăn trong vài giờ và chỉ ăn khi cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, ở những con mèo nhà, pate và hạt có thể quá hấp dẫn và khiến chúng trở nên cực kỳ ngon miệng.

Do đó, cách tốt nhất là mèo bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì trong vòng 12–24 giờ. Trong thời gian nhịn ăn, hãy đảm bảo rằng mèo có đủ nước để uống, tránh mất nước.

mèo bị rối loạn tiêu hóa
Mèo con bị rối loạn tiêu hóa

Tuy nhiên, không như chó, mèo không nên nhịn ăn quá một ngày vì nó có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ ở mèo. Đây là tình trạng khá nguy hiểm, bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh nhiễm mỡ gan ở mèo theo hướng dẫn.

Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mèo bắt đầu ăn sau khi chúng đã để dạ dày nghỉ ngơi. Trong khi mèo trưởng thành có thể nhịn ăn đến 24 giờ, mèo con không nên nhịn ăn quá lâu. Thông thường, thời gian nhịn ăn qua đêm là đủ, hoặc không quá bốn giờ trong ngày.

– Bạn cũng có thể thử cho mèo ăn ít hơn vì đôi khi ăn quá nhiều hoặc quá nhanh là nguyên nhân gây nôn.

b. Đảm bảo mèo uống đủ nước

Nếu mèo đau bụng đi ngoài, hoặc bị nôn mửa, hoặc cả hai; chúng có thể bị mất nước. Một cách tốt để theo dõi mức độ mất nước của mèo là kéo da ở vai của chúng lên và kiểm tra xem phần da đó trở lại vị trí nhanh như thế nào.

Nếu mèo được cung cấp đủ nước, da sẽ phục hồi ngay lập tức; nhưng ở mèo bị mất nước, da sẽ trở lại vị trí cũ chậm hơn, hoặc tệ hơn là vẫn căng lên. Trong những trường hợp như vậy, con mèo đang ở trong tình trạng nguy kịch và có thể sẽ cần được bác sĩ thú y truyền dịch.

mèo uống nước

Khi cung cấp nước cho mèo, bạn phải hết sức cẩn thận. Trong một số trường hợp, việc uống nước có thể khiến mèo bị đau bụng tiêu chảy, nôn mửa, khiến mèo mất nước thêm. Cách để mèo uống nước tốt nhất là kích thích chúng uống nước bằng máy lọc nước. Dưới đây là các loại máy được khuyên dùng:

Nếu mèo không chịu uống nước, bạn có thể áp dụng cách khuyến khích cho mèo uống nước của chúng tôi, hoặc đưa mèo đến thú y càng sớm càng tốt.

c. Chế độ ăn nhạt, mềm

– Mèo bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Sau thời gian nhịn ăn 12-24 giờ, bạn nên cho mèo ăn thức ăn mềm và nhạt, từ 4–6 lần một ngày trong 3–7 ngày. Đối với những trường hợp bị viêm dạ dày ruột cấp tính, bạn nên cho mèo ăn cơm, cháo hoặc gà và cơm theo tỷ lệ xấp xỉ 1: 4

Nếu mèo biếng ăn, bạn có thể kích thích sự thèm ăn của mèo bằng cách cho chúng ăn các loại thức ăn dậy mùi. Hãy thử luộc một ít thịt gà hoặc cá, mèo sẽ đánh hơi thấy mùi thơm và đói. Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử hâm nóng thức ăn một chút. Điều quan trọng là chúng phải ăn một thứ gì đó ngay cả khi điều này có nghĩa là bị ép ăn.

Bác sĩ thú y thường có thể kê đơn thuốc kích thích thèm ăn cho những con mèo bị rối loạn tiêu hóa không muốn ăn.

 

Đây là thời điểm thích hợp để kiểm tra nướu và đảm bảo rằng chúng vẫn có màu hồng đẹp như bình thường. Nếu nướu có vẻ nhợt nhạt, hơi trắng, xám hoặc bất kỳ thứ gì khác ngoài màu hồng khỏe mạnh, hãy đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức.

Sau khi mèo không còn nôn nữa và không còn tiêu chảy, chế độ ăn bình thường của mèo có thể được áp dụng lại dần dần trong vòng 3–4 ngày. Việc bổ sung chế độ ăn bình thường quá đột ngột có thể khiến mèo bị nôn trở lại và tiêu chảy. Vì vậy hãy thật cẩn thận, cho mèo ăn một cách từ từ, giống như cách mà bạn cho mèo ăn một loại thức ăn mới vậy, giống hướng dẫn chúng tôi nói ở phần 1.

– Lưu ý: Bạn không nên tự ý mua thuốc chữa đau bụng cho mèo mà không hỏi qua bác sĩ thú y nhé!

Mèo con bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Nếu bị nhẹ, tình trạng rối loạn tiêu hóa của mèo chỉ kéo dài từ 2 – 4 ngày là khỏi. Nhưng nếu mèo bị rối loạn tiêu hóa nặng: chán ăn, uể oải hoặc đau đớn, nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy không kiểm soát được kèm theo mất nhiều nước, mèo cần được khám bác sĩ thú y.

4. Điều trị rối loạn tiêu hóa cho mèo tại thú y

– Bác sĩ thú y có thể cho mèo uống thuốc chống buồn nôn, cũng như các loại thuốc giúp tiêu chảy và kém ăn. Mèo bị rối loạn tiêu hóa có thể chuyển sang chế độ ăn nhạt, mềm (như đã đề cập ở trên) cho đến khi các triệu chứng của chúng thuyên giảm.

– Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y sẽ cho mèo uống thuốc tẩy giun. Nhiều loại thuốc trị giun tim cho mèo cũng tiêu diệt một số ký sinh trùng đường ruột có thể gây đau bụng cho mèo.

FIV mèo

– Chụp X quang bụng: để kiểm tra vật cản, dị vật hoặc các vấn đề khác, hoặc các xét nghiệm để tìm nguyên nhân chuyển hóa cơ bản gây ra nôn mửa, chẳng hạn như bệnh thận và cường giáp.

– Nếu kết quả xét nghiệm và chụp X quang bình thường, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm bụng để hình dung các lớp và độ dày của dạ dày và ruột. Việc này giúp bác sĩ nhìn thấy vật lạ không thể nhìn thấy trên phim chụp X quang.

5. Cách phòng ngừa mèo bị rối loạn tiêu hóa

Một khi các vấn đề nghiêm trọng được loại trừ, bạn có thể cố gắng tránh việc mèo bị rối loạn tiêu hóa trong tương lai. Bạn có thể làm các điều dưới đây để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa tốt ở mèo:

  • tẩy giun sán cho mèo để vì ký sinh trùng đường ruột
  • cho mèo ăn một chế độ ăn uống cân bằng
  • cho mèo khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần
  • bổ sung men vi sinh tiêu hóa cho mèo (không nhất thiết phải làm)

Nếu bạn cho mèo ăn một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa của chúng sẽ tốt hơn.

Mèo ăn xong ói có phải do mèo bị rối loạn tiêu hóa không

Nếu mèo của bạn ăn nhanh và sau đó ói ra thì có thể nó bị nôn trớ. Nôn trớ khác với nôn mửa ở chỗ nó xảy ra ngay sau khi ăn và thức ăn có dạng hình trụ giống như điếu xì gà và chưa được tiêu hóa. Thức ăn ra khỏi miệng một cách thụ động. Tuy nhiên, mèo bị nôn mửa xảy ra một lúc sau khi mèo ăn và nó chứa thức ăn đã tiêu hóa và thường là dịch mật. Mèo có cảm giác buồn nôn trước khi ói ra ngoài, chu môi và sau đó là các cơn co thắt dạ dày ùng ục. Nhiều con mèo ghét nôn mửa, chúng trở nên lo lắng và kêu to.

Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!