Mèo bị stress, cũng giống như con người vậy. Đây là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra các vấn đề về sức khỏe và hành vi ở mèo. Vậy điều gì khiến mèo stress và đâu là cách để giải tỏa căng thẳng cho mèo?
1. Điều gì xảy ra nếu mèo bị căng thẳng?
Khi mèo căng thẳng, thì:
- Huyết áp tăng cao
- Hơi thở nhanh hơn
- Tiêu hóa chậm lại
- Nhịp tim tăng
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
Nếu tình trạng stress ở mèo chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, những tác động trên là không đáng kể. Nhưng nếu mèo của bạn vẫn tiếp tục kéo dài tình trạng này, chúng sẽ nhanh chóng suy giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh hơn và bị rút ngắn tuổi thọ.
2. Dấu hiệu mèo bị stress
Các biểu hiệu mèo bị stress phổ biến nhất gồm:
– Đi tiểu lung tung trong nhà
Đi tiểu lung tung trong nhà là dấu hiệu mèo stress phổ biến nhất. Mặc dù trong tự nhiên việc phun nước tiểu là bình thường đối với mèo, với mục đích đánh dấu lãnh thổ và thông báo bạn tình. Nhưng khi bạn nuôi mèo trong nhà, đây có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng.
Hành vi này thường được thực hiện bởi mèo đực chưa thiến. Nếu một con mèo đã thiến/triệt sản bắt đầu tè lung tung trong nhà, đây gần như chắc chắn là dấu hiệu của sự căng thẳng.
– Liếm láp cơ thể quá mức và rụng lông
Mèo liếm lông vì nhiều mục đích khác nhau, bạn có thể tìm hiểu lý do mèo liếm lông, liếm bạn để biết rõ hơn. Về cơ bạn, mèo liếm để gắn kết với các động vật khác, để giữ cơ thể sạch sẽ và để giảm lo lắng. Nếu mèo của bạn thường xuyên bị căng thẳng, chúng có thể liếm láp nhiều hơn hơn bình thường. Đến mức vùng lông ở chỗ bị liếm rụng dần.
Cũng không hiếm trường hợp căng thẳng buộc mèo phải chải chuốt ít hơn hoặc thậm chí ngừng làm việc đó. Tuy nhiên, trường hợp này rất có thể được gây ra bởi cơn đau.
– Trở nên hung dữ: Đây là một trong những cách nhận biết mèo bị stress. Mèo có thể trở nên hung dữ và thích gây hấn với bạn, với những con mèo, con chó khác hoặc thậm chí là đồ vật.
– Kêu gào quá nhiều
Mèo có thể kêu nhiều hơn bình thường do căng thẳng, chẳng hạn như chuyển nhà, bị bắt hụt, người thân qua đời, … Mèo kêu quá mức khi đòi một thứ gì đó, chẳng hạn như thức ăn, hoặc muốn được thả ra ngoài trời. Nếu mèo không nhận được những gì nó muốn, chúng sẽ càng căng thẳng hơn.
Tuy nhiên, trong tình huống này, bạn nên cứ để nó kêu như vậy, chúng sẽ ngừng kêu sau đó. Nếu mèo có được thứ nó muốn sau một hồi van xin, chúng sẽ tiếp tục làm vậy vào lần sau. Mèo cũng có thể kêu vì nhiều lý do khác nhau, bạn nên biết thêm về “Ý nghĩa tiếng mèo kêu” để hiểu chúng hơn.
– Thay đổi cảm giác thèm ăn: Mèo bị stress bỏ ăn. Khi mèo đột ngột ăn nhiều lên hoặc chán ăn thì có thể là mèo bị stress. Nó cũng có thể là dấu hiệu của một điều gì đó khác. Nhưng, trong hầu hết các trường hợp, “điều gì đó khác thường” liên quan đến sức khỏe.
– Đi vệ sinh bên ngoài hộp
Mèo bị stress thường đi vệ sinh ngoài thau cát, và chính nó cũng có thể là nguồn gốc gây ra căng thẳng. Tuy nhiên, không nhất thiết đây là lý do khiến mèo đi bậy ra nhà. Bạn có thể xem các vấn đề khiến mèo đi ra ngoài khay cát mèo để xác định nguyên nhân chính xác hơn.
– Ít hoạt động: Khi mèo ít hoạt động, không quan tâm đến đồ chơi, thức ăn hoặc chủ gọi nó; rất có thể nó đang bị stress. Đây cũng có thể là biểu hiện của việc mèo đang bị bệnh.
– Bồn chồn: Khi chúng ta không thể chìm vào giấc ngủ, ta đi bộ từ phòng này sang phòng khác, không biết phải làm gì tiếp theo, luôn lo lắng và sợ hãi trước mọi tiếng động bất ngờ, đó là dấu hiệu của sự căng thẳng. Và điều này cũng tương tự đối với mèo bị stress.
– Né tránh
Việc tránh mặt người, mèo hoặc vật nuôi khác hoặc các địa điểm gần như chắc chắn là dấu hiệu mèo bị stress. Mèo có thể tránh tất cả mọi người, một số người hoặc một người cụ thể. Mèo cũng có thể cố gắng ẩn mình, né tránh ở một phòng riêng, vì có thể có thứ gì đó gây căng thẳng trong đó.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là nhiều triệu chứng căng thẳng rõ ràng của mèo thực sự có thể là dấu hiệu của một cái gì đó khác (bệnh tật). Bạn nên gặp bác sĩ thú y để phòng ngừa.
3. Tại sao mèo bị stress?
– Trải nghiệm mới
Những thứ mới thật đáng sợ….với mèo. Mèo là loài động vật tò mò, nhưng những điều mới mẻ lại gây ra căng thẳng với chúng. Thật ngược đời làm sao!!! Nếu một con mèo nuôi trong nhà, việc được cho ra ngoài sẽ khiến chúng căng thẳng.
Tương tự, mèo bị stress khi về nhà mới, bắt gặp một con vật mới hoặc đơn giản là chỉ đổi thức ăn cho mèo mới cũng làm chúng stress.
Những trải nghiệm mới này là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên những điều mới mẻ này không kéo dài, chúng sẽ mất đi hoặc trở thành những điều quen thuộc.
– Trải nghiệm tồi tệ
Nếu bạn thường xuyên đưa bé mèo đến bác sĩ thú y, bạn sẽ biết mèo bị stress như thế nào. Chúng sẽ bắt đầu chạy trốn, kêu la, ngay cả trước khi chúng vào phòng khám. Điều này thường xảy ra trên đường đến phòng khám và nó sẽ kích hoạt liên tưởng đến một trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Mèo cũng có thể bị stress khi chúng bị bắt tới những nơi xa lạ, gặp những người lạ hoặc bị bắt làm một điều gì đó, ví dụ như sau khi cạo lông.
– Môi trường thay đổi: Mèo con bị stress nếu bạn thay đổi những thứ của chúng. Chẳng hạn như việc đổi/thêm một cây cat tree mới hoặc di chuyển hộp cát vệ sinh đến một vị trí tốt hơn.
– Thú cưng mới: Mèo dễ bị stress khi có mèo mới, một con chó, hay bất cứ khi nào một vật nuôi mới đến. Thậm chó vật nuôi (mới) ở nhà hàng xóm cũng có thể khiến mèo căng thẳng.
– Thành viên mới
Bất cứ một thành viên mới nào trong nhà, dù là người lớn hay em bé nhỏ, đều có thể khiến mèo bị stress. Dù còn nhỏ nhưng trẻ sơ sinh, đặc biệt là đứa bé đầu tiên trong gia đình, có thể khiến cả thế giới đảo lộn. Đối với mèo, đó là một thảm họa. Không chỉ toàn bộ ngôi nhà thay đổi, mà cả con sen của chúng cũng ít có thời gian với chúng hơn. Khi em bé lớn lên, chúng có thể có những hành động khiến mèo sợ.
– Sự thay đổi thói quen: Nếu mỗi buổi sáng, con mèo thức dậy, vươn vai, cào cấu và cắm đầu vào bát thức ăn của nó, mong đợi một tô đầy đồ ăn. Nếu vì lý do nào đó (ví dụ như bạn giảm cân cho mèo), mà cái bát chỉ đầy một nửa, mèo bị stress. Điều này đúng với các điều khác như việc chơi đùa, giấc ngủ trưa yên bình hoặc chào chủ nhân đi làm về đúng giờ dự kiến.
– Sự vắng mặt con sen: Việc con sen vắng mặt trong một thời gian dài (đi nghỉ, nhập viện hoặc bắt đầu làm công việc mới với ca làm việc dài hơn) sẽ khiến mèo căng thẳng. Đây thường là những điều bạn không thể tránh.
– Sự mất mát: Cũng giống như con người, vật nuôi cũng than khóc. Mèo cũng thương tiếc sự mất mát của những người thân yêu, chủ nhân, thành viên trong gia đình, bạn mèo hoặc các vật nuôi khác trong gia đình. Kết hợp với tâm trạng chung của ngôi nhà khi ai đó qua đời, mèo bị stress kéo dài và thường khó có thể vượt qua được.
– Giam cầm cưỡng bức
Nếu bạn đang đi du lịch với một con mèo trong một chiếc túi đựng thú cưng, thì điều đó sẽ khiến mèo bị stress. Trải nghiệm mới, âm thanh động cơ và việc không thể di chuyển, tất cả cộng lại thành combo căng thẳng cho mèo.
Việc giam giữ cưỡng bức cũng xảy ra khi một con mèo bị nhốt trong phòng khi có khách đến thăm, hoặc khi một con mèo quen sống ngoài trời bị buộc phải sống trong nhà.
– Bệnh tật và chấn thương: Bệnh tật và chấn thương khiến mèo cảm thấy không có khả năng và vô dụng. Vết thương càng nặng, khuyết tật càng cao thì nguy cơ bị stress của mèo càng cao.
– Thiếu hoạt động: Sự buồn chán sẽ gây căng thẳng cho mèo, đặc biệt nếu trước đó chúng có một cuộc sống năng động, nhưng sau đó vì một lý do nào đó mà nó ít vận động.
– Sự căng thẳng của bạn: Nếu bạn căng thẳng, mèo sẽ cảm nhận được điều đó và chúng bắt đầu lo lắng . Ngoài ra, nếu gặp vấn đề trong cuộc sống, bạn sẽ dành ít thời gian chơi với chúng hơn. Và do đó mèo bị stress.
4. Cách giúp mèo giảm stress
Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây căng thẳng cho mèo và giải quyết vấn đề đó. Dưới đây là cách để mèo không bị stress.
a. Những thay đổi trong gia đình
Hầu hết những thay đổi này khiến mèo bị stress nhưng bạn lại không thể tránh khỏi những thay đổi này. Bạn sẽ không thể cho đứa trẻ đi vì mèo của bạn bị căng thẳng vì điều đó. Vì vậy, lựa chọn duy nhất của bạn là giúp mèo đối phó dễ dàng hơn với những thay đổi. Nếu có thể, hãy từ từ thực hiện bất kỳ thay đổi nào để giảm căng thẳng cho mèo.
– Nếu dự kiến có em bé, hãy bắt đầu sắp xếp phòng của em bé trước hàng tháng, thêm đồ đạc và vật dụng mới dần dần, từng bước một. Tạo một nơi an toàn cho mèo của bạn – ví dụ như một cây cat tree dành cho mèo để mèo có thể cảm thấy thoải mái và an toàn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn phải dành thời gian cho mèo để chơi đùa và nói chuyện. Dưới đây là các cây cat tree mà bạn nên dùng:
Ngoài ra, những mốc phát triển của trẻ em sẽ rất khó khăn cho mèo của bạn. Ví dụ, khi con bạn bắt đầu bò hay tập đi, bé mèo của bạn có thể gặp rắc rối. Bạn có thể khuyên bảo và dạy dỗ bé con của mình cách yêu thương mèo. Mặc dù việc này trông có vẻ không hiệu quả nhưng nó lại có tác dụng. Điều quan trọng là bạn cần dạy bé cách chơi với mèo và tôn trọng không gian sống của chúng. Bạn có thể xem thêm “Hướng dẫn cho mèo và bé sống chung với nhau” của chúng tôi.
– Khi bạn chuyển nhà, hãy bớt cho mèo khỏi tất cả các khoản sửa chữa và đóng gói đồ đạc. Khi về nhà mới, hãy để lũ mèo của bạn khám phá ngôi nhà dần dần theo cách riêng của chúng.
– Khi thay đổi vật dụng trong nhà, cách tiếp cận tốt nhất là thay đổi dần dần, cái này đến cái khác. Nếu bạn thêm một cây mèo mới, đợi đến khi mèo tiếp nhận điều này, sau đó hãy chuyển khay cát mèo. Ngoài ra, nếu bạn di chuyển hộp, chỉ di chuyển khác vị trí ban đầu một nửa. Nếu không thể tránh khỏi những thay đổi, bạn có thể cho mèo ăn vặt hoặc chơi với chúng bên cạnh những đồ vật mới. Điều này sẽ giúp giải tỏa căng thẳng cho mèo bị stress.
– Thú cưng mới: Hãy cho mèo dần dần làm quen với vật nuôi mới. Điều này có nghĩa là, hãy tạo một phòng riêng cho thú cưng mới của bạn và để nó có một thời gian để bé mèo của bạn làm quen với điều này. Hãy khiến nó chấp nhận những tiếng động và mùi mới xuất hiện, và giới thiệu sau. Bạn có thể áp dụng cách giới thiệu mèo cũ làm quen với mèo mới theo gợi ý sau.
– Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể chuẩn bị cho sự thay đổi dần dần. Sẽ có những chuyện đến đột ngột, chẳng hạn như khi một thành viên trong gia đình qua đời; không ai chuẩn bị cho điều đó cả. Cách tốt nhất bạn có thể làm là gần gũi và dành thời gian cho mèo.
Hãy chú ý đến bé mèo bị stress của bạn. Chơi với chúng nhiều nhất có thể, ôm chúng trong lòng, cưng nựng, chải lông cho chúng, trò chuyện và âu yếm chúng! Chúng sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vẫn ổn và sẽ đương đầu với sự thay đổi dễ dàng hơn. |
b. Những trải nghiệm mới và trải nghiệm tồi tệ
Ví dụ phổ biến nhất là việc đưa mèo tới bác sĩ thú y. Nó không hề dễ chịu, nó có thể gây đau đớn và chắc chắn là điều đáng sợ với mèo; ngay cả đối với những con đã đến thú y nhiều hơn 1 lần. Ngay cả khi không đến thú y, một chuyến đi đơn giản đến địa điểm nghỉ mát cũng có thể khiến mèo bị stress đáng kể.
Trong những trường hợp như vậy, cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng cho mèo là đảm bảo rằng tất cả những điều trên sẽ kết thúc một cách tích cực. Ví dụ, nếu con mèo của bạn nhìn thấy một con chó lần đầu tiên, hãy đảm bảo rằng con chó đó không tấn công nó.
Bạn cũng có thể thưởng thức một số món ăn ngon trong và sau các cuộc gặp thú y, chuyến đi hay gặp một người mới. Và việc vuốt ve, xoa dịu và nói chuyện với mèo cũng giúp mèo bớt căng thẳng đi rất nhiều.
c. Các vấn đề liên quan đến sợ hãi và ác cảm
Loại trải nghiệm này bao gồm việc mèo sợ chó, trẻ em, con mèo khác hoặc thậm chí là các vật dụng hay địa điểm. Thậm chí quá nhiều hoạt động bị ép buộc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mèo bị stress.
– Trước tiên, nếu có thể, hãy giảm bớt bất kỳ những việc nào gây sợ hãi. Nếu con mèo của bạn sợ chó, hãy đảm bảo rằng con chó đó không tấn công mèo hay sủa nó. Đảm bảo rằng chúng thân thiện với lũ mèo nhà bạn và đó là trải nghiệm tích cực.
Nếu mèo sợ trẻ em, hãy đảm bảo rằng bạn giáo dục, giải thích và dạy bảo đứa trẻ đó (ngay cả khi việc này dường như không mang lại kết quả bây giờ). Nếu mèo sợ các món đồ, hãy cố gắng giúp chúng liên kết chúng với điều gì đó tích cực hoặc chỉ giúp mèo tránh tương tác với những thứ này.
– Thứ hai, đảm bảo môi trường của mèo hấp dẫn và phù hợp với mèo. Quan trọng nhất, nhà bạn phải có vị trí trên cao, nơi mèo có thể ngồi và quan sát xung quanh mà không bị quấy rầy.
d. Các vấn đề với lịch trình và hoạt động hàng ngày
Mèo có thể bị stress nếu các hoạt động thường ngày bị xáo trộn. Điều này bao gồm thiếu hoạt động, thay đổi thường xuyên hoặc thói quen không nhất quán, bị giam cầm bắt buộc (ví dụ như bạn gửi mèo) cùng những thứ khác. Vậy làm gì khi mèo bị stress vởi các vấn đề này?
– Nếu mèo ít hoạt động, hãy chơi với chúng. Nếu bạn chơi với mèo bằng đồ chơi mèo tương tác và nếu bạn di chuyển đồ chơi đó như thể nó là một con chuột (nghĩa là bạn di chuyển nó ra khỏi con mèo của bạn và để nó vồ vào và cắn nó), sự tự tin của chúng sẽ tăng lên, và căng thẳng sẽ giảm xuống.
Cả hai hãy dành nhiều thời gian hơn để chơi với nhau và tạo ra một môi trường kích thích với rất nhiều đồ chơi, nơi ẩn náu và đường hầm. Tuy nhiên, hãy chơi an toàn, hoạt động quá nhiều có thể tạo ra tác dụng ngược và khiến mèo bị stress. Bạn có thể chơi với mèo theo các cách sau đây.
– Nếu mèo bị stress do bị giam cầm bắt buộc, cách giải tỏa tốt nhất là tránh giam cầm mèo. Chơi và nói chuyện với mèo có thể hữu ích nếu bắt buộc phải nhốt. Nếu mức độ căng thẳng quá cao, bạn có thể thử dùng thuốc giảm căng thẳng cho mèo, nhưng hãy kiểm tra với bác sĩ thú y. Làm cho môi trường trong nhà của nó trở nên thích hợp và kích thích hơn sẽ là điều cần thiết để tránh căng thẳng.
– Việc tạo ra thói quen và tuân thủ lịch trình của mèo là điều quan trọng để giảm bớt căng thẳng cho chúng. Nếu bận công việc, bạn có thể tự động hóa việc cho mèo ăn bằng máy cho ăn tự động. Nếu bạn vắng nhà lâu hơn bình thường, hãy nhờ người chăm sóc bé mèo. Tốt nhất, một người mà mèo của bạn đã biết.
e. Các nguyên nhân khác
Có một số điều khác có thể làm mèo bị stress, chẳng hạn như tiếng ồn, tầm nhìn của những con mèo hoặc chim khác bên ngoài cửa sổ, bệnh tật và chấn thương. Bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Xác định và loại bỏ hoặc hạn chế (các) nguyên nhân gây ra căng thẳng.
- Cải thiện trải nghiệm của mèo với tác nhân gây căng thẳng.
- Chơi, cưng nựng, làm dịu, lặp lại.
- Làm cho môi trường của mèo trở nên hấp dẫn.
f. Các biện pháp khác
Đôi khi các cách giảm stress cho mèo được đề cập ở trên không đủ để giảm bớt lo lắng cho mèo của bạn. Đây là lúc bạn dùng các biện pháp khác:
– Pheromone mèo
Pheromone là các chất hóa học được sản xuất tự nhiên bởi một số động vật và được thải ra môi trường như một công cụ giao tiếp. Đối với mèo, pheromone được tiết ra theo nước tiểu và cũng được tiết ra từ bàn chân khi cào và giẫm chân. Chúng cũng tiết ra khỏi má khi mèo cọ vào đồ vật, vật nuôi khác hoặc bạn. Pheromone này rất có lợi, bởi vì mèo coi chúng có khả năng làm dịu mèo.
Các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra một bản sao hóa học của những pheromone này và chúng có nhiều dạng, phổ biến nhất là ở dạng xịt, bộ khuếch tán và vòng cổ làm dịu mèo bị stress.
- Thuốc xịt giảm căng thẳng Feliway có thể được sử dụng trên bất kỳ đồ vật nào mèo sợ hoặc ở những vị trí mà bạn muốn mèo ngừng phun nước tiểu.
- Máy khuếch tán pheromone Feliway: cắm vào sẽ lấp đầy toàn bộ căn phòng với chất làm dịu này.
- Vòng cổ làm dịu khiến mèo Relaxivet luôn được bao bọc bởi hương thơm của pheromone ở bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, cách này không được khuyến khích. Có những tình huống hàng ngày mà mèo cần phải cảnh giác.
Điều tuyệt nhất về pheromone ở mèo là chúng không phải là ma túy. Chúng không an thần mèo của bạn bằng cách ngăn chặn một số phản ứng của não; chúng là những điểm đánh dấu lãnh thổ cho mèo của bạn biết rằng “Ở đây an toàn”.
– Thuốc thảo dược
Thuốc giúp giải tỏa cho những con mèo bị stress hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, chúng (cũng như pheromone) chỉ là một chất hỗ trợ bổ sung.
Mục đích chính của các biện pháp khắc phục như vậy là để giảm căng thẳng ngắn hạn. Bạn có thể dùng thuốc thảo dược khi đưa mèo đi thăm khám thú y hay trấn tĩnh chúng qua một cuộc ẩu đả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng loại thuốc này trong thời gian dài. Hoặc bạn cũng có thể cho mèo dùng catnip mèo để giải tỏa căng thẳng.
– Thuốc tây
Trong trường hợp nghiêm trọng, cách chữa mèo bị stress duy nhất là nhờ tới bác sĩ thú y. Họ có thể kê đơn một số loại thuốc kết hợp với các kỹ thuật điều chỉnh hành vi và môi trường khác. Hãy nhớ rằng chúng chỉ được dùng cho những trường hợp căng thẳng nghiêm trọng và cần phải có đơn thuốc thú y.
Cuối cùng, điều cần lưu ý là không có cách nào để đảm bảo một cuộc sống hoàn toàn không căng thẳng cho bé mèo của bạn. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại. Điều bạn nên tập trung vào là đảm bảo rằng mức độ căng thẳng của mèo được kiểm soát và không bao giờ khiến mèo bị stress cực độ, điều sẽ ảnh hưởng đến hành vi và sức khỏe của mèo.
Tổng kết
- Sự thay đổi trong gia đình (thành viên mới, dụng cụ mới, chuyển nhà…)
- Lịch trình và hoạt động hằng ngày bị thay đổi
- Trải nghiệm mới và trải nghiệm tiêu cực
- Sự mất mát, bệnh tật và chấn thương