Hiện có khá nhiều con mèo bị gan nhiễm mỡ, đặc biệt là những con bị béo phì. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, mèo sẽ bị suy gan, suy tim, thậm chí là chết. Đâu lá lý do mèo bị gan nhiễm mỡ?
Nếu mèo bị bệnh gan (mèo bị xơ gan, mèo bị suy gan, gan nhiễm mỡ, não gan, bệnh viêm gan ở mèo…), chúng có thể bị:
- Nhiễm trùng: vi khuẩn, vi rút, nấm, động vật nguyên sinh, ký sinh trùng
- Nhiễm độc
- Quá trình viêm: lây lan từ các vùng khác của cơ thể, do chấn thương, hóa chất hoặc bệnh tự miễn dịch
- Giảm lưu lượng máu đến gan: do suy tim hoặc bất thường bẩm sinh
- Suy gan thận
– Hầu hết các rối loạn gan sẽ tiến triển theo chiều hướng tồi tệ hơn. Rối loạn chức năng gan và cuối cùng là suy gan sẽ dẫn đến tích tụ độc tố (gây ra các bất thường về hệ thần kinh và đường tiêu hóa), giảm tổng hợp protein (dẫn đến các mạch máu bị rò rỉ, tích tụ chất lỏng và các vấn đề về đông máu), và lượng đường trong máu thấp, thậm chí là suy tim và chết.
– Mèo bị gan nhiễm mỡ (hay còn gọi là nhiễm mỡ gan) là một trong những bệnh gan nặng phổ biến nhất ở mèo. Gan có tầm quan trọng đối với cơ thể, thực hiện rất nhiều chức năng phức tạp, đến nỗi không có cách nào bù đắp được lượng gan đã mất khi bị hỏng.
– Thông thường, khi thiếu dinh dưỡng hoặc bị bỏ đói, cơ thể sẽ tự động di chuyển chất béo từ nguồn dự trữ đến gan để chuyển hóa thành lipoprotein để tạo năng lượng. Đó là đối với người, mèo thì lại khác. Cơ thể của mèo không được thiết kế để chuyển đổi khối lượng lớn chất béo dự trữ. Vì vậy khi mèo đói, chất béo được giải phóng đến gan không được xử lý hiệu quả; dẫn đến việc mèo bị gan nhiễm mỡ và hoạt động kém.
– Khi chất béo tích tụ trong gan, nó sẽ sưng lên và chuyển sang màu vàng. Bởi vì gan không thể xử lý các tế bào hồng cầu một cách hiệu quả, sắc tố vàng chiếm một phần của hồng cầu được giải phóng vào máu, gây ra vàng mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm mỡ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau và cuối cùng là tử vong.
– Mèo cần protein vì chúng là loài động vật ăn thịt. Do đó, nếu mèo thiếu protein hoặc gan của chúng không có khả năng xử lý protein, mèo sẽ nhanh chóng suy dinh dưỡng. Chán ăn và căng thẳng nghiêm trọng liên quan đến rối loạn nội tiết tố, cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và huy động chất béo từ các bộ phận khác của cơ thể đến gan.
Tình trạng này cũng thường xảy ra với bệnh tật, sự căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống, bệnh tiểu đường ở mèo, bệnh thận, ung thư, giảm cân quá nhanh…
1. Dấu hiệu mèo bị gan nhiễm mỡ
- Biếng ăn kéo dài – thường kéo dài vài tuần
- Sụt cân nhanh chóng
- Nôn mửa: đây cũng là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác. Để chắc chắn về bệnh, bạn nên đọc thêm nguyên nhân gây nên tình trạng nôn mửa ở mèo.
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Cơ bắp hao mòn
- Phiền muộn
- Đầu và cổ gập xuống
- Vàng da (ví dụ: vàng mắt)
- Chảy nước miếng
- Mèo có thể suy sụp trong các giai đoạn sau
Các triệu chứng mèo bị bệnh gan nhiễm mỡ khác sẽ liên quan đến bệnh đồng thời, bệnh có từ trước.
2. Nguyên nhân
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân mèo bị gan nhiễm mỡ chính xác có thể vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân dẫn đến bệnh gan của mèo như sau:
- Bệnh gan, thận
- Ung thư
- Bệnh tiểu đường
- Viêm tụy
- Những căn bệnh khác
- Nhịn đói quá 48 tiếng
- Tình trạng béo phì do ăn quá nhiều và lười vận động. Tình trạng mèo mập mạp không hề dễ thương như bạn nghĩ, chúng rút ngắn tuổi thọ của mèo. Chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc thêm “Hậu quả khi nuôi mèo béo phì” để hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giữ cân nặng bình thường cho mèo.
- Chích thuốc kháng sinh quá nhiều và vô tội vạ cũng khiến mèo bị gan thận. Bất cứ điều gì không tự nhiên đều phải được xử lý bởi gan, khiến gan phải làm việc nhiều hơn so với những gì nó phải làm.
- Các loại hóa chất mà mèo vô tình liếm phải, ăn phải cũng khiến gan chịu đựng và mèo bị viêm gan.
Các yếu tố nguy cơ quan trọng là béo phì, căng thẳng, thay đổi cách sắp xếp cuộc sống, bị lạc, chán ăn và các bệnh tổng quát khác.
3. Cách chữa mèo bị gan nhiễm mỡ
– Phương pháp điều trị chính cho tình trạng mèo bị gan nhiễm mỡ là điều chỉnh chế độ ăn. Bạn cần đảm bảo nhu cầu protein của mèo được đáp ứng ngay lập tức để đảo ngược trạng thái đói của chúng.
– Nếu mèo không muốn ăn, bạn cần phải ép mèo ăn bằng cách đặt thức ăn vào miệng mà chúng buộc phải nuốt. Nếu mèo vẫn không chịu ăn, bác sĩ thú y sẽ đặt ống cho ăn. Có nhiều phương pháp khác nhau để đưa ống ăn: một số có thể được đặt qua mũi vào thực quản hoặc dạ dày, một số có thể đi trực tiếp qua da cổ vào thực quản.
Việc cho ăn qua ống được duy trì từ bốn đến sáu lần mỗi ngày. Thức ăn bằng ống được bắt đầu dần dần và lượng thức ăn được tăng lên trong vài ngày để dạ dày của mèo có thể chứa được khối lượng thức ăn và tránh sự mất cân bằng trao đổi chất có thể xảy ra. Quá trình này có thể phải thực hiện trong vài tuần, cho đến khi mèo thèm ăn và có thể hoàn toàn có thể tự ăn.
– Trong trường hợp bất đắc dĩ, bạn có thể phải đưa thức ăn vào miệng mèo bằng cách tiêm trực tiếp vào miệng. Điều này có thể khiến mèo bị ngạt thở do hít phải thức ăn vào phổi. Và nó có thể khiến mèo không muốn tự ăn nữa.
– Thức ăn bạn cho mèo ăn cần phải có độ đặc nhất định, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Một chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng sẽ được bác sĩ thú y điều chỉnh, kê đơn công thức thức ăn phù hợp dựa trên nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi và giống loài. Ngoài ra, bạn cần phải bổ sung chế độ ăn uống bao gồm L-carnitine, taurine, Kali, Vitamin E, vitamin B12 và các vitamin B khác. Một số loại gel dinh dưỡng nêu có thể giúp ích.
– Trường hợp mèo bị gan nặng hoặc tiến triển nặng, mèo của bạn có thể phải nhập viện để được chăm sóc và điều trị tích cực. Liệu pháp truyền dịch sẽ được tiến hành để khắc phục tình trạng mất cân bằng chất lỏng và điện giải.
– Mèo bị gan cũng được bắt đầu truyền dịch qua đường tĩnh mạch để khắc phục tình trạng mất nước và thay thế lượng dịch mất đi do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Thuốc chống nôn (chống nôn) có thể được yêu cầu nếu mèo buồn nôn hoặc tiếp tục nôn.
– Bác sĩ thú y có thể cho mèo uống thuốc bổ/giải độc gan và bổ sung vitamin bao gồm vitamin B-complex, cobalamin và thiamine. Mèo bị gan của bạn sẽ được xuất viện khi tình trạng của nó đã ổn định.
Lưu ý khi chữa bệnh |
– Chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa để chữa bệnh thành công khi mèo bị bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu mèo của bạn đủ cầm cự để vượt qua nhiều ngày, tiên lượng về khả năng hồi phục hoàn toàn là rất cao. Bạn phải tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ thú y về điều trị, cho ăn và chăm sóc mèo.
– Béo phì là một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh gan nhiễm mỡ ở mèo. Do đó hãy tuân thủ các hướng dẫn về chế độ ăn uống để giảm thiểu nguy cơ này. Tăng cường cho mèo hoạt động thể chất để giúp giảm béo.
– Nếu bạn đang cho mèo ăn qua ống cho ăn hoặc bằng bất kỳ phương pháp cho ăn cưỡng bức nào khác, hãy đảm bảo làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách cho ăn và chế độ ăn. Bạn có thể gặp khó khăn trong thời gian cho mèo ăn, vì vậy hãy sắp xếp giờ ăn để có người thứ hai hỗ trợ.
– Tránh những thứ gây căng thẳng cho mèo càng nhiều càng tốt. Bạn nên tìm hiểu các yếu tố gây stress cho mèo để hạn chế chúng. Dành một khoảng không gian trong nhà để mèo có thể yên tĩnh nghỉ ngơi, tránh xa phương tiện giao thông trong gia đình, trẻ em hiếu động và các vật nuôi khác.
– Bạn sẽ cần phải đưa mèo đi tái khám để đánh giá tình trạng của chúng trong thời gian trị liệu và phục hồi. Hãy theo dõi cân nặng, lượng nước mèo uống và các chỉ số sức khỏe tổng quát khác về sức khỏe của mèo. Liên hệ với thú y nếu bạn thấy mèo có bất kỳ triệu chứng nào không tốt.
– Hầu hết các con mèo bị gan nhiễm mỡ có thể phục hồi trong vòng từ 3-6 tuần.
4. Cách chữa bệnh gan khác ở mèo
– Với các loại bệnh gan thận khác ở mèo, liệu pháp dinh dưỡng có thể giúp gan hoạt động tốt nhất có thể và giảm tổn thương thêm cho gan. Các mục tiêu của can thiệp dinh dưỡng là:
- Cung cấp đầy đủ năng lượng dưới dạng protein chất lượng cao.
- Giảm natri để giảm giữ nước
- Tăng chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương thêm
- Giảm các triệu chứng của bệnh não gan, nếu có – kết quả của sự tích tụ amoniac gây độc cho não.
– Bước đầu tiên là thay đổi chế độ ăn của mèo sang những loại thức ăn đáp ứng những đặc điểm này. Bạn có thể nấu ăn cho mèo theo công thức do chuyên gia dinh dưỡng thú y/ bác sỹ thú y đề nghị. Nhìn chung, thức ăn cho mèo bị gan cần có:
- Protein chất lượng cao để giảm khối lượng công việc cho gan
- Chất béo chất lượng cao
- Bổ sung chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C và selen để chống lại stress oxy hóa
Hầu hết các loại thức ăn thương mại hiện này không thể đáp ứng được những nhu cầu này. Bạn cần phải hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của mèo. Chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc thêm về “Hướng dẫn cho mèo ăn đúng cách” để biết mèo cần gì.
– Điều quan trọng là luôn thay đổi chế độ ăn một cách từ từ để tăng khả năng mèo chấp nhận thức ăn mới. Nếu mèo không muốn ăn, bạn nên đặt một ống cho ăn cho mèo, hoặc cho chúng ăn gel dinh dưỡng để tránh trạng thái năng lượng tiêu cực và sự phát triển hoặc xấu đi của bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn có thể cho mèo ăn các loại gel dinh dưỡng như Nutri-Plus gel dinh dưỡng Virbac, gel Dinh Dưỡng GimCat, gel dinh dưỡng Nuvita.
– Nếu mèo bị bệnh não gan, một chế độ ăn có hàm lượng protein thấp có thể giúp hạn chế amoniac (một sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa protein). Nếu trong bụng mèo ứ nước, hãy cho chúng ăn ít natri lại, sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tồi tệ hơn.
– Bạn cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ thú y để theo sát tình hình bệnh tật, đưa ra các phương pháp và bổ sung dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo mèo có cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh nhất có thể.
Tổng kết
- Mèo béo phì
- Chích kháng sinh quá nhiều
- Mèo bị bệnh gan, tiểu đường, viêm tụy, ung thư
- Mèo liếm phải các hóa chất độc hại
- Mèo không ăn quá 48 tiếng
- Bạn cần cung cấp cho mèo một chế độ dinh dưỡng có protein chất lượng cao. Nếu mèo không muốn ăn, bạn cần phải ép chúng ăn hoặc dùng ống dinh dưỡng.
- Bổ sung các loại vitamin bổ cho gan
- Nếu tình trạng nặng, mèo cần nhập viện để điều trị