5 nguyên nhân khiến mèo bị ho và cách chữa trị

Đã bao giờ bạn thấy mèo bị ho khạc như hóc xương hoặc cố gắng nôn ra? Đừng chủ quan, đây có thể là biểu hiện mèo bị bệnh hô hấp.

1. Mèo có ho không?

Mèo có ho, nhưng không thường xuyên như các động vật khác. Ợ hơi hoặc nôn khan, bao gồm cả việc mèo ói ra lông, thường bị nhầm lẫn với ho đường hô hấp ở mèo. Ho đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ để ngăn chặn sự tích tụ chất tiết và chất lạ bên trong đường hô hấp. Nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho việc mèo bị viêm đường hô hấp.

Mèo bị ho là một trong những phản xạ mạnh mẽ nhất của cơ thể để giữ cho họng và đường thở không bị tích tụ chất nhầy và vật chất lạ. Đây là một đáp ứng bình thường của cơ thể đối với bất kỳ sự xâm nhập, tắc nghẽn, hoặc bất thường của đường thở ở mèo. Mèo ho ở mọi lứa tuổi và giống mèo.

Mèo bị ho do bị bệnh hô hấp

Điều quan trọng là phải phân biệt cơn ho với cơn hen. Trong bệnh hen suyễn, hầu hết mèo sẽ thở bằng miệng và thường có lưỡi hoặc nướu hơi xanh hoặc xám. Các cơn hen suyễn ở mèo thường là một trường hợp cấp cứu y tế. Để phân biệt giữa mèo bị ho và mèo bị hen, bạn có thể đọc thêm “Các triệu chứng mèo bị hen suyễn và cách giảm cơn hen cho chúng“.

2. Mèo ho là bị gì?

– Ở mèo, ho thường là dấu hiệu của mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là một số dạng viêm phế quản. Tình trạng viêm này thường do nhiễm trùng, đặc biệt là với các loại vi rút như viêm khí quản (có thể là vi rút FCV hoặc vi rút FHV mèo) hoặc vi khuẩn như Bordetella.

– Giun ký sinh, đặc biệt là giun tim, có thể khiến mèo bị ho và mắc các vấn đề về hô hấp trong một số trường hợp.

– Dị ứng cũng có thể làm mèo bị ho. Mèo có thể ho vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm sự hiện diện của vật lạ (chẳng hạn như cỏ hít phải) trong đường thở, hoặc bị kích thích do hít phải chất lỏng hoặc khí.

– Các khối u ở ngực hoặc mèo bị viêm phổi cũng có thể gây ho.

– Mèo bị viêm đường hô hấp trên có thể ho khi kích thích hoặc viêm ảnh hưởng đến thanh quản hoặc khí quản. Mèo cũng có thể bị sổ mũi, dẫn đến dịch mũi quá nhiều chảy vào thanh quản và khí quản, gây kích ứng và ho.

3. Làm gì khi mèo bị ho?

Thỉnh thoảng, mèo ho là chuyện bình thường, miễn là chúng vẫn khỏe mạnh và ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nếu mèo bị ho khạc kèm theo các triệu chứng, biểu hiện dưới đây thì bạn nên đem chúng đến thú y kiểm tra.

– Mèo ho dai dẳng: Nếu mèo bị ho nhiều, ho liên tục và dai dẳng, kéo dài hơn vài ngày hoặc bắt đầu trầm trọng hơn, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y. Ho kéo dài có thể là dấu hiệu mèo bị viêm đường hô hấp trên hoặc hen suyễn.

– Mèo bị ho đờm: Loại ho này sẽ phát ra âm thanh ẩm ướt và có thể là dấu hiệu của vấn đề về mèo bị viêm hô hấp dưới.

– Mèo bị ho thở khò khè: Tiếng thở khò khè giữa các cơn ho có thể cho thấy rằng mèo của bạn không thể nhận đủ oxy vào phổi. Mèo bị khò khè được tạo ra ở đường hô hấp dưới và xảy ra khi đường dẫn khí co lại và / hoặc khi tình trạng viêm gây sưng tấy. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở mèo.

– Mèo bị ho hắt xì: Khi mèo bị ho và hắt xì, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc vi rút. Bạn có thể xem kỹ hơn các nguyên nhân khiến mèo hắt xì để xác định tình trạng bệnh tật của mèo.

– Các triệu chứng khác: Mèo ho và tái phát liên tục hoặc nếu mèo có biểu hiện ốm hoặc sụt cân, ho ra máu, ho khàn tiếng, ngất đột ngột, nôn mửa, lưỡi và nướu của mèo chuyển sang màu xanh lam (dấu hiệu cho thấy mèo của bạn không nhận đủ oxy).

4. Chẩn đoán bệnh ho ở mèo

Mèo bị ho phải làm sao? Hãy đem mèo đến phòng khám thú y để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ xác định biểu đồ diễn biến ho: thời gian, tần suất, và đặc điểm ho của bé mèo nhà bạn. Mèo hay bị ho không, mèo bị ho khan hay ho có đờm, mèo bị ho liên tục không…?

Vì vậy, việc ghi chép các triệu chứng của bé mèo là cực kỳ quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân bệnh. Thời gian mèo bắt đầu ho, sự tiến triển của cơn ho, bất kỳ thay đổi nào trong môi trường sống trong nhà của mèo hoặc bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào khác ở mèo, đều rất quan trọng.

Chẩn đoán nguyên nhân mèo bị ho rất quan trọng

Sau khi khám, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết:

– Xét nghiệm máu và nước tiểu: Việc xét nghiệm công thức máu có thể biết mèo có bị các bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng hay không, dựa trên số lượng bạch cầu có trong máu. Xét nghiệm sinh hóa máu có thể cho thấy chỉ số men gan hoặc các bất thường khác bên trong cơ thể.

– Nếu mèo bị ho ra máu hoặc chảy máu mũi, bác sĩ thú y sẽ tiến hành các xét nghiệm liên quan đến cơ chế đông máu trong cơ thể để xem nó có hoạt động bình thường hay không. Chúng có thể được chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Nhiều xét nghiệm cũng sẽ giúp phân biệt ho với hen suyễn ở mèo.

Mèo con bị ho ngoài trời

– Để có một cái nhìn chi tiết hơn về đường hô hấp, bác sĩ có thể dùng ống kiểm tra thanh quản, khí quản, nội soi phế quản để xem trực tiếp các bộ phận này.

– Xét nghiệm phân để kiểm tra xem có sự hiện diện của ký sinh trùng hô hấp trong cơ thể hay không (mèo bị nhiễm trùng hô hấp). Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu dịch từ hệ hô hấp để đánh giá thêm, vì một số loại ký sinh trùng có thể sẽ vẫn còn trên đường hô hấp.

5. Cách chữa cho mèo bị ho

Điều quan trọng trong cách điều trị mèo bị ho là xác định và xử lý nguyên nhân gốc rễ.

– Điều trị triệu chứng bằng thuốc thông mũi có thể hữu ích trong những trường hợp nhẹ.

– Nếu mèo được chẩn đoán là nhiễm trùng, hoặc là nhiễm vi rút nguyên phát với nhiễm vi khuẩn thứ cấp hoặc nhiễm vi khuẩn chính, kháng sinh có thể sẽ cải thiện tình trạng nhanh chóng.

Thuốc kháng sinh thường sẽ được kê đơn trong ít nhất hai tuần, hoặc lâu hơn. Điều quan trọng là bạn không được ngừng điều trị khi mèo có vẻ khỏe hơn. Uống hết thuốc theo đúng chỉ định, nếu không tình trạng nhiễm trùng có thể quay trở lại và khó điều trị hơn.

– Nếu mèo bị ho là một vấn đề mãn tính hơn đã xuất hiện từ một đến hai tháng, thì bề mặt màng nhầy trong phổi có thể bị tổn thương vĩnh viễn khiến chúng không có khả năng chữa lành. Trong những trường hợp này, mèo có thể bị hô hấp mãn tính, tức là nhiễm trùng đường hô hấp có thể kéo dài và tái phát.

Các chất bổ sung được dùng để cải thiện việc sửa chữa màng nhầy hoặc hoạt động như chất kích thích miễn dịch có thể hữu ích. Thuốc chống viêm có thể được sử dụng để giảm viêm

– Nếu mèo bị dị ứng, mèo cần sử dụng thuốc chống viêm. Nhưng điều quan trọng nhất là loại bỏ các yếu tố gây dị ứng khỏi môi trường của mèo.

– Nếu mèo mắc một số loại ung thư, hóa trị có thể là một lựa chọn. Để biết thêm về bệnh ung thư ở mèo và cách điều trị, bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn.

Trong trường hợp bệnh nặng, bé mèo của bạn có thể cần phải nhập viện và được chăm sóc và điều trị tích cực. Thông thường, bác sĩ thú ý sẽ cung cấp oxi để mèo dễ thở; tiêm kháng sinh để hạn chế các loại nhiễm trùng phổ biến nhất khiến mèo ho.

Lưu ý:

– Thuốc giảm ho cho mèo chỉ được dùng chỉ khi được chỉ định bởi bác sĩ thú y, vì thuốc ức chế ho không phải lúc nào cũng hữu ích về mặt y tế, đặc biệt đối với một số bệnh như mèo bị suy hô hấp.

– Trong hầu hết các trường hợp, ho không phải là vấn đề, mà cần phải tìm ra căn bệnh tiềm ẩn để điều trị dứt điểm. Thuốc ức chế ho sẽ có khả năng làm che giấu tình trạng bệnh và lâu dần bệnh tình của mèo sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Tổng kết

Mèo bị ho là triệu chứng của nhiều vấn đề như viêm hô hấp ở mèo hoặc giun sán. Thông thường mèo ho sẽ có các triệu chứng kèm theo. Nếu bạn thấy mèo bị ho dai dẳng, thở khò khè, ho đờm hoặc các dấu hiệu khác, bạn nên đưa mèo đến thú y để thăm khám. Việc khám chuẩn đoán nguyên nhân mèo bị ho có thể sẽ tốn kém. Nhưng việc kiểm tra toàn diện này có thể đảm bảo sức khỏe của mèo cưng của bạn.

Trong quá trình chữa trị, bạn cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo bé mèo của bạn sử dụng đúng và đủ liều lượng kháng sinh nếu được kê đơn. Việc ngưng sử dụng thuốc kháng sinh không theo hướng dẫn sẽ làm cho bệnh tình quay lại nghiêm trọng hơn. Hãy giữ liên lạc với bác sĩ trong quá trình điều trị. Báo ngay lập tức các biểu hiện, triệu chứng lạ cho bác sĩ.

Bạn cần đưa bé mèo trở lại phòng khám để tiến hành đánh giá tình trạng bệnh và diễn biến của bệnh để có được phương án điều trị phù hợp. Một số trường hợp phải điều trị lâu dài để mèo cưng của bạn có thể hồi phục hoàn toàn. Bạn không nên cho mèo uống các loại thuốc ho khi không được chỉ định. Đảm bảo rằng bạn không cho mèo dùng quá liều lượng thuốc, vì điều này có khả năng dẫn đến tử vong cho mèo.

Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!