Mèo bị áp xe nếu để kéo dài và không điều trị đúng cách, vi khuẩn ở vết thương sẽ xâm nhập và máu và gây tử vong. Dưới đây là những cách chữa mèo bị áp xe mà bạn có thể làm tại nhà.
1. Áp xe ở mèo là gì?
Hiện tượng áp xe ở mèo là bọc mủ hình thành ở trong các mô của cơ thể mèo. Thông thường, áp xe xuất hiện đột ngột dưới dạng sưng đau (nếu nó không nằm bên trong khoang cơ thể hoặc sâu trong mô) có thể cứng khi chạm vào hoặc có thể nén lại như một quả bóng nước. Áp xe mèo có thể lớn hoặc nhỏ, thường gây đỏ nếu nằm dưới da và có thể gây phá hủy mô cục bộ. Một số ổ áp xe sẽ vỡ ra, tiết dịch có mùi hôi. |
Áp xe ở mèo có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bao gồm dưới da, trong miệng và các cơ quan như gan và tuyến tụy. Các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất là đầu, cổ, tay chân, lưng và gốc đuôi.
Mèo bị áp xe thường không quá nguy hiểm không, nhưng sẽ khiến mèo khó chịu, thậm chí đau đớn. Bệnh apxe ở mèo thường sẽ gây sốt, ngay cả khi áp xe đã vỡ và chảy dịch ra bên ngoài cơ thể. Nếu áp xe nằm bên trong cơ thể (ví dụ, trong gan), nó có thể làm biến chứng nhiễm trùng nội tạng lan rộng hoặc vi khuẩn trong máu nếu áp xe đã vỡ bên trong.
2. Tại sao mèo bị áp xe?
Các nguyên nhân khiến mèo bị apxe thường là:
– Mèo bị áp xe sau khi tiêm: Các vết tiêm vắc xin hoặc tiêm thuốc; đây là những loại thuốc khó tan, không xử lý đúng sẽ tạo thành áp xe mèo.
– Bị con vật khác cắn, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây áp xe.
– Vết thương do những vật như que củi, hạt cỏ đâm vào cũng có thể khiến mèo bị áp xe, vì có thể đã bị nhiễm trùng trước đó.
– Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây mèo bị áp xe, như:
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường máu toàn thân có thể dẫn đến áp xe gan.
- Tổn thương răng có thể dẫn đến áp xe chân răng.
- Dị vật hít phải, hoặc viêm phổi nặng, có thể là áp xe phổi.
- Nhiễm trùng tai trong, nhiễm trùng xoang nặng hoặc nhiễm trùng sâu trong miệng có thể dẫn đến áp xe não.
3. Dấu hiệu mèo bị áp xe
– Vùng bị áp xe ở mèo thường có các biểu hiện sau:
- Sưng và đau, khi ấn vào có cảm giác lỏng như có túi nước ở đó
- Da ửng đỏ, xuất hiện lớp vảy ở vùng da bị viêm
- Vùng vết thương bị rụng lông
- Khi áp xe bị vỡ, bạn có thể thấy dịch đặc, màu vàng, có mùi hôi và có lỗ ở vùng bị áp xe. Nếu áp xe nằm sâu dưới da, bạn có thể nhận thấy vết lõm khi dùng lực ấn vào vùng sưng tấy.
– Mèo bị áp xe sẽ có các dấu hiệu như :
- Bị sốt, đặc biệt nếu áp xe nằm bên trong cơ thể
- Đuối sức và chán ăn
- Các dấu hiệu đau, chẳng hạn như đi khập khiễng
- Hay liếm láp và chải chuốt vết thương: đây có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau. Bạn có thể lưu ý các dấu hiệu khác đi kèm và xem thêm các nguyên nhân khiến mèo liếm láp, chải chuốt nhiều để xác định đúng vấn đề xảy ra với mèo.
- Chảy nước dãi
- Hôn mê
4. Cách điều trị mèo bị áp xe
Cách chữa bệnh áp xe ở mèo phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Điều quan trọng là loại bỏ túi mủ, bằng cách phẫu thuật cắt bỏ, hoặc bằng cách dẫn lưu và rửa sạch. Nếu dị vật là nguyên nhân gây ra áp xe, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng nó đã được loại bỏ hoàn toàn nếu không áp xe sẽ quay trở lại.
a. Vết thương nhẹ
Nếu bạn nuôi mèo trong nhà thì hầu hết mèo bị áp xe sau khi tiêm ngừa và chích thuốc. Vì vậy tình trạng này chỉ ở mức độ nhẹ ở ngoài da. Bạn có thể điều trị áp xe cho mèo tại nhà theo cách sau:
– Làm sạch vết thương bằng nước ấm, lau sạch mủ ở vết thương. Nếu dịch mủ quá nhiều, bạn có thể hút dịch hoặc nặn sạch phần mủ này ra. Nếu không thể tự mình làm được, chúng tôi khuyên bạn nên đem ra thú y để bác sỹ hút sạch mủ.
– Loại bỏ vảy và tế bào chết trên vết thương. Làm ướt khăn bằng nước ấm, vắt cho bớt nước và đắp lên vùng bị áp xe. Để khoảng 2-3 phút để làm mềm vùng vảy, sau đó lau nhẹ nhàng. Lặp lại bước này cho tới khi vảy và tế bào chết bị loại bỏ.
– Sát trùng vết thương bằng Povidine 10% và bôi các loại thuốc trị mèo bị áp xe sau, ngày 2 lần:
- Cortibion: do có kháng sinh nên vết thương lành khá nhanh, bạn có thể mua nó ở nhà thuốc. Tuy nhiên, nếu hoàng thượng của bạn liếm phải thuốc này thì sẽ nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên dùng ở những chỗ mèo không thể liếm được.
- Dầu mù u: không độc hại, không gây dị ứng nhưng chỉ phù hợp với vết thương nhỏ do khả năng chữa lành khá chậm.
- Chai xịt Silvergiene nano bạc: lành tính, không độc hại, mau lành vết thương. Bạn có thể mua tại các cửa hàng thú cưng hay thú y.
- Panthenol: đây là 1 loại thuốc chữa bỏng, bạn cũng có thể dùng nó để hỗ trợ vết thương, tái tạo da. Lưu ý là không cho chó mèo liếm vào nhé.
– Nếu vết áp xe ở mèo khô mủ và se lại thì thuốc đã phát huy tác dụng. Hãy dùng cho tới khi lành vết thương.
Video trị áp xe ở mèo:
b. Vết thương nặng
– Một số vết thương nặng đòi hỏi sau khi sát trùng làm sạch tế bào chết phải khâu lại để có thể lành lại nhanh. Sau khi khâu thì phải theo dõi hàng ngày và vệ sinh như cách ở trên.
Lưu ý khi chăm sóc mèo bị áp xe nặng: vết thương chỉ nên khâu lại nếu mèo có đủ da và thịt. Nếu cố gắng níu kéo da để may lại thì phần da sau 2,3 ngày sẽ căng ra và rách.
Nếu cảm thấy bác sĩ không đủ kinh nghiệm và phần da không đủ thì bạn nên hoãn việc khâu vết thương. Đem mèo về vệ sinh và bôi thuốc như trên. Bạn có thể hạn chế mèo liếm vào vết thương bằng cách đeo vòng cổ cho nó.
– Để chữa mèo bị áp xe, một số bác sỹ sẽ chích thêm kháng sinh cho mèo để chống viêm sưng nhiễm trùng. Lưu ý sau khi tiêm thì phải xoa bóp đều vết tiêm để thuốc tan hết, tránh việc tạo thêm 1 ổ áp xe mới. Tuy nhiên, nếu bé mèo nhà bạn vẫn chạy nhảy, không sốt và bỏ ăn thì chúng tôi khuyên bạn không nên chích vì kháng sinh không tốt cho gan thận của mèo.
– Điều quan trọng nữa là đảm bảo giảm đau đầy đủ trong quá trình điều trị mèo bị áp xe.
– Hạn chế mèo hoạt động trong quá trình phục hồi để cho phép các mô liên quan được chữa lành bình thường. Nếu mèo phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ áp xe, thì việc giữ cho mèo yên tĩnh và kín kẽ là bắt buộc.
3. Phòng ngừa mèo bị áp xe
– Sau khi tiêm chích thuốc cho mèo thì phải xoa đều vị trí vừa tiêm để làm tan thuốc. Nếu sau đó phát hiện ra chỗ chích có cục cưng thì nghĩa là thuốc vẫn còn đọng ở đó. Hãy dùng khăn ấm chườm vào chỗ chích và xoa bóp.
– Khi ôm ấp mèo thì bạn hãy kết hợp với việc sờ nắn cơ thể để phát hiện xem mèo bị sưng áp xe hay không.