Báo Cheetah: chạy 112km/h trong 3 giây và tăng tốc từ 0-80 km/h chỉ sau 3 bước

Báo Cheetah là loài nhanh nhất ở trên cạn. Chúng có thể đạt được vận tốc 112km/h chỉ trong vòng 3 giây và tăng tốc từ 0 đến 80 km/h chỉ sau ba bước chân. Tuy thuộc loài ăn thịt nhưng chúng cũng có những khoảnh khắc cực kỳ đáng yêu.

1. Báo cheetah là động vật chạy nhanh nhất trên cạn

Ở trên cạn, không con vật nào có thể đọ lại tốc độ của một con báo cheetah. Báo gêpa có thể tăng tốc nhanh hơn hầu hết các loại xe thể thao nào. Chúng có thể đạt được vận tốc từ 112km/h chỉ trong vòng 3 giây và tăng tốc từ 0 đến 80 km/giờ chỉ sau ba sải chân. Ở tốc độ tối đa, báo gêpa có ba sải chân một giây, mỗi sải dài khoảng 6 – 7m. Bàn chân của chúng chỉ chạm đất khoảng hai lần trong mỗi sải chân.

Khả năng này khiến báo cheetah nhanh chóng mệt mỏi và chúng cần tiết kiệm năng lượng trong phần lớn thời gian. Một nghiên cứu cho thấy loài báo này chỉ dành 12% thời gian trong ngày để di chuyển.

Báo cheetah là loài nhanh nhất trên cạn

Báo cheetah chạy rất nhanh nhưng lại không bền. Cuộc rượt đuổi con mồi của chúng thường kéo dài khoảng 20 giây, có lúc lên tới 1 phút. Chúng sẽ không rượt theo con mồi trong khoảng cách hơn 200 m. Việc chạy quá nhanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể không kịp giải thoát thông qua việc thở hoặc đổ mồ hôi qua bàn chân. Sau một cuộc rượt đuổi, báo gêpa cần khoảng 30 phút để lấy hơi trước khi ăn.

Vào năm 2012, báo gêpa 11 tuổi đến từ Vườn thú Cincinnati đã phá kỷ lục trước đó của mình, vượt qua 100 mét với tốc độ tối đa 98 km/htrong 5,95 giây. Vận động viên Usain Bolt, người đang giữ kỷ lục thế giới, có tốc độ chậm hơn nhiều: 100 mét trong 9,58 giây.

2. Cơ thể báo gêpa được tạo ra để chạy

Tốc độ đáng kinh ngạc của báo cheetah là do cấu tạo cơ thể của chúng.
 

– Bộ xương

Khung xương nhẹ và xương chân và chân dài. Báo cheetah có một cột sống linh hoạt cho phép chúng kéo dài cơ thể trên mỗi sải chân, tạo ra những bước tiến đột ngột, dài và nhanh chóng. Kích thước hộp sọ nhỏ hơn và mõm ngắn hơn giúp báo cheetah có được tốc độ tia chớp. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc hàm của chúng sẽ yếu hơn và răng nanh nhỏ hơn. Điều này khiến những con báo cheetah dễ bị tổn thương khi bảo vệ con mồi từ những kẻ đi săn lớn hơn.

– Chân

Chân của báo săn dài hơn và gầy hơn so với những con thuộc họ nhà mèo khác. Chân chúng chứa dây chằng giống như lò xo để hỗ trợ sức bền. Giống như ngựa, báo gê-pa có thể nhấc cả bốn chân lên khỏi mặt đất và bắt chéo chúng bên dưới cơ thể trong khi vừa chạy vừa nhảy theo chiều dọc. Một sải chân duy nhất của nó có thể dài tới 7m – cùng khoảng cách với một con ngựa đua cỡ lớn.

Một con báo cheetah đang chạy bức tốc

Báo cheetah có bàn chân hẹp hơn so với những anh em trong dòng họ, chân nó giống với bàn chân của chó hơn là mèo. Báo săn có móng vuốt cùn, hơi cong và không thể thu lại được, chúng hoạt động giống như đinh tán trên giày bóng đá để có thêm độ bám khi chạy nước rút.

Chính điều này giúp nó tạo ra lực kéo liên tục khi truy đuổi con mồi. miếng đệm chân cứng có chức năng giống như cao su trên lốp xe. Báo cheetah có một cái cựa cong trên chân trước của chúng. Trong khi truy đuổi, khi tới gần mục tiêu, nó sẽ vung và vồ con mồi bằng cái cựa đó.

– Tim và Phổi

Báo Cheetah có một trái tim bự, các bộ phận như gan, thượng thận, phế quản và phổi đều lớn hơn bình thường, thậm chí các động mạch cũng lớn. Đây là sự thích nghi cần thiết cho một động vật dựa trên tốc độ tia chớp để bắt con mồi. Ngoài ra, lỗ mũi của chúng to hơn bình thường để tăng lưu lượng oxy.

– Cơ bắp

Các nhóm cơ “co rút nhanh” (fast twitch) giúp cơ thể chúng ta tăng tốc nhanh trong 1 quãng đường ngắn. Và con báo cheetah có tới hơn 20% nhóm cơ này so với các động vật chạy nhanh khác như chó săn hay ngựa. Tuy nhiên, nhóm cơ này chỉ có hiệu quả trong vài phút.

– Đuôi

Đuôi của một con báo gêpa rất khỏe để giúp chúng giữ thăng bằng ở tốc độ cao, không bị chới khi với những cú rẽ đột ngột. Đầu dẹt của đuôi hoạt động giống như một bánh lái, giúp chúng chuyển hướng dễ dàng trong các cuộc rượt đuổi tốc độ cao khi đuổi theo con mồi như linh dương hoặc thỏ rừng..

3. Báo cheetah không gầm, chúng kêu meo mèo và grừ grừ

Không giống như sư tử, loài mèo lớn được biết đến với tiếng gầm hung dữ, báo cheetah kêu giống con mèo nhà hơn. Chúng kêu meo meo và kêu gừ gừ. Chúng cũng tạo ra những âm thanh ríu rít, líu lo và náo nhiệt.
 
Bạn có thể đọc thêm “Những âm thanh và ý nghĩa tiếng mèo kêu” để biết được tiếng của báo pêga kêu như thế nào.
 
Có bốn con mèo lớn gầm lên: sư tử, hổ, báo và báo đốm. Chúng có thể tạo ra những tiếng động đáng sợ vì chúng có dây chằng thay vì xương biểu sinh trong hộp thanh quản. Dây chằng căng ra, tạo ra âm thanh thấp hơn. Báo gêpa có một hộp thanh quản cố định với các dây thanh phân chia. Giống như mèo nhà, nó cho phép chúng kêu nhưng hạn chế tiếng ồn mà chúng có thể tạo ra.
 
Fact: Ở Ai Cập cổ đại, báo cheetah rất linh thiêng và là biểu tượng của hoàng gia
Báo gêpa được các pharaoh giữ làm bạn đồng hành đi săn và được miêu tả trong các bức tượng và tranh vẽ trong các lăng mộ. Người Ai Cập cổ đại tin rằng một nữ thần mèo tên là Mafdet, thường có hình đầu của con báo, sẽ đưa linh hồn của pharaoh đến thế giới bên kia.

4. Tầm nhìn tuyệt vời

Không giống như hầu hết các anh em họ nhà mèo khác, con báo Cheetah không đi săn vào ban đêm. Chúng chủ yếu tìm con mồi vào ban ngày, lúc sáng sớm hoặc đâu giờ chiều, khi bớt đi sự cạnh tranh. Chúng leo lên một gò đất hoặc ngọn đồi nhỏ và sử dụng tầm nhìn nhạy bén của mình để xác định vị trí con mồi.
 

Cấu trúc hộp sọ này cho phép đôi mắt to của chúng có thể nhìn 1 cách tối đa. Mắt của chúng nhìn cực tinh với tầm nhìn hơn 200 độ, chúng có thể nhìn rõ từng cử động của con mồi từ xa giống như ta nhìn vào ống nhòm. “Dòng lệ” đen dưới mắt của loài báo cheetah dùng để chống lại ánh sáng chói của mặt trời và giúp tập trung sự chú ý tốt hơn vào con mồi.

Cách săn mồi của báo gêpa khá khác so với các loại mèo lớn khác. Sau khi nhắm được con mồi, chúng bắt đầu rình rập con mồi, chúng có thể rình rập như thế trong nhiều giờ. Khi khoảng cách giữa chúng và con mồi chỉ còn 70 – 100m, chúng bắt đầu bứt tốc, đuổi theo con mồi, hất con mồi xuống đất và sau đó ngậm chặt cổ họng của nó. Sau khi giết xong, báo đốm cheetah sẽ kéo con mồi mình đi chỗ khác để ẩn giấu và ăn thật nhanh trước khi các loài săn mồi khác đến hôi của, như: sư tử, linh cẩu và thậm chí cả kền kền.

Sau khi giết xong, báo săn sẽ kéo con mồi mình đi chỗ khác để ẩn giấu và ăn thật nhanh trước khi các loài săn mồi khác đến hôi của, như: sư tử, linh cẩu và thậm chí cả kền kền.

5. Chúng ngụy trang bằng lớp lông

Báo gêpa có bộ lông chấm bi, giúp chúng hòa nhập với môi trường xung quanh. Điều đó không chỉ giúp chúng ẩn nấp khi rình mồi mà còn giúp chúng an toàn trước những kẻ săn mồi. Không chỉ bộ lông của chúng có đốm, mà ngay cả lớp da của chúng cũng có nữa.
 
Ngoài các đốm, báo gêpa con báo cheetah con có một mớ lông màu sáng chạy từ cổ xuống lưng đến gốc đuôi. Mớ lông này  giống với mớ lông của con lửng mật ong giang hồ và giúp chúng hòa vào đám cỏ cao. Điều này sẽ giúp báo con ngụy trang tốt hơn, khiến kẻ thù hư linh cẩu và sư tử lầm tưởng là đại ca Khá Lửng nên sẽ không dám lại gần. Sau 3 tháng, đám lông này sẽ biến mất.
 
Lý do nào để sư tử và linh cẩu phải e dè lửng mật ong đến như vậy? Hãy đọc qua thành tích giang hồ cộm cán của đại ca lửng mật ong, bạn sẽ biết được câu trả lời.
báo cheetah

6. Đời sống xã hội độc đáo 

Ngoại trừ sư tử, hầu hết mèo lớn là động vật tương đối đơn độc. Chúng thích ở một mình trừ khi giao phối hoặc nuôi con non. Tuy nhiên, giống báo cheetah không phải là loài đơn độc cũng không phải là xã hội mà là một phần của cả hai.
 
Báo gêpa cái sống đơn độc, chúng chỉ bắt cặp để giao phối và sau đó gắn bó với đàn con trong khi chúng đang nuôi dưỡng chúng. Phạm vi nhà của chúng có xu hướng lớn hơn con đực. Con đực thường sống đơn độc, nhưng anh em thường sống thành nhóm được gọi là liên minh. Báo đốm săn mồi một mình và tránh giao tranh ngoại trừ khi tranh giành bạn tình.


7. Báo cheetah cái rất lăng nhăng

Những con báo cái trưởng thành và có khả năng tình dục từ 20 đến 23 tháng tuổi, một số có thể chỉ trong vòng 18 tháng. Loài báo cheetah cái này thật sự rất lăng nhăng, vào thời kỳ động dục (kéo dài 12 ngày), chúng sẽ giao phối với nhiều thằng đực khác nhau. Vì vậy, 1 đàn con của báo cái có thể là của nhiều thằng đực khác nhau. Bất kỳ thời gian nào trong năm, chúng đều có thể giao phối được, nhưng mùa khô là mùa được ưa chuộng nhiều nhất.

Con báo cái sẽ mời gọi và phát tín hiệu bằng cách tè trên cây, vào những tảng đá và trong bụi rậm. Con đực sau khi ngửi được mùi đó sẽ đáp tín hiệu bằng cách phát ra những tiếng kêu ngắn. Sau đó con cái đáp lại bằng những âm thanh tương tự khi con đực tiến lại gần. Quá trình giao phối có thể xảy ra ngay lập tức và kéo dài ít hơn 1 phút. Chúng có thể ở cùng nhau vài ngày và giao phối nhiều lần trong giai đoạn này, trung bình 3 đến 5 lần mỗi ngày.

báo cheetah
Một cuộc làm tình tập thể

Con cái sẽ sinh con trong khoảng thời gian từ 17 – 20 tháng, nhưng nếu con nó bị mất hoặc bị giết, nó có thể giao phối và sinh con sớm hơn. Thời gian mang thai là từ 90 đến 95 ngày. Trung bình, 1 con báo săn cái sẽ đẻ từ 3 – 5 con/lứa, đôi khi là 1 – 8 con.

Không giống như những con sư tử đực, báo cheetah đực không giết chết những con báo con lạ, không phải là của mình. Vì những con báo cái có thể giao phối với nhiều thằng khác nên con đực sẽ không biết đàn con đó có phải là của mình hay không.

Báo cheetah con sẽ ở với mẹ trong vòng 1-2 năm đầu. Trong khoảng thời gian này, chúng sẽ được báo mẹ bảo vệ, chăm sóc và dạy các kỹ năng săn mồi, sinh tồn trong tự nhiên. Chỉ có khoảng 5% báo con sống sót qua tuổi trưởng thành, 95% còn lại bị các loài linh cẩu và sư tử giết chết. Chúng giết báo con không phải để ăn thịt mà là để dằn mặt và hạn chế đối thủ cạnh tranh.

Do đó, báo mẹ luôn phải giấu báo con khi đi săn và chúng phải di chuyển liên tục để không bị phát hiện. Báo mẹ luôn phải đặt trước 2 sự lựa chọn khó khăn: đi săn hay ở lại bảo vệ con. Trung bình 2 con cái chỉ có thể nuôi dưỡng 2 hoặc ít hơn những con báo con tới khi chúng trưởng thành. Đôi khi, 1 con báo cheetah đực cuồn dâm tới độ giết chết những con báo con để người mẹ quay trở lại để giao phối.

8. Chúng thích ăn động vật nhỏ và không uống nhiều nước

Báo gêpa là loài ăn thịt những động vật nhỏ mà chúng có thể dễ dàng đuổi theo và giết chết, như các loài linh dương nhỏ, bò rừng Thomson, cũng như thỏ, nhím và các loài chim sống trên mặt đất. Chúng ăn thịt một cách nhanh chóng trước khi những kẻ săn mồi hung hãn hơn như báo hoa mai, sư tử, khỉ đầu chó, chó rừng và linh cẩu đến hôi của và buộc chúng phải từ bỏ nó. Họ thậm chí có thể bị kền kền đuổi đi.
 
Mặc dù báo gêpa rất nhanh, nhưng chúng không đủ mạnh mẽ hoặc hung dữ để kéo bữa ăn của chúng đi rất xa hoặc bảo vệ chúng khỏi những đối thủ cạnh tranh khốc liệt này. Khác với những kẻ săn mồi, báo săn hiếm khi hôi của. Chúng sẽ không tranh giành hoặc nhặt nhạnh xác của con mồi không phải do chúng săn được.
 

Loài báo chấm bi này ít khi uống nước, chúng hiếm khi uống hơn 1 lần trong 4 ngày và đôi khi là trong 10 ngày.

9. Báo cheetah có thể đang chạy nước rút đến sự tuyệt chủng

Có hơn 100.000 con báo vào năm 1900, nhưng hiện nay chỉ còn ít hơn 7.000 con báo trưởng thành và trưởng thành trong tự nhiên. Số lượng báo cheetah ở châu Á hiện chỉ còn khoảng 50 con, tại một khu vực biệt lập ở Iran. Báo gêpa được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
 
Báo gêpa phải đối mặt với các mối đe dọa từ mất môi trường sống, xung đột với con người, buôn bán bất hợp pháp và các vấn đề sinh sản do tính đa dạng di truyền hạn chế của chúng. Vẻ ngoài tuyệt vời và danh tiếng của loài báo gêpa đang thúc đẩy mối đe dọa mới nhất đối với sự tồn tại của nó: buôn bán bất hợp pháp. Nhu cầu về loài báo gêpa làm vật nuôi (đặc biệt là ở Vịnh Ả Rập) khiến chúng bị bắt từ tự nhiên. Chỉ một trong sáu hổ con được cho là sống sót sau nạn buôn bán.
 

báo cheetah

Khi con người xâm phạm lãnh thổ của chúng, những con mèo lớn hết chỗ và hết con mồi. Điều đó buộc chúng phải dấn thân vào các trang trại và đồng cỏ, tìm kiếm các đàn gia súc để kiếm thức ăn. Điều này lại dấy lên sự xung đột giữa chúng và đàn gia súc của con người. Một số người đã dùng súng bắn chết báo săn khi chúng ăn thịt gia súc của họ.

Đây không phải là lần đầu tiên quần thể báo gêpa trở nên bấp bênh và các nhà khoa học lo ngại rằng loài này có thể bị tuyệt chủng. Theo một báo cáo năm 2017 trên tạp chí Journal of Heredity, loài mèo lớn này đã phải đối mặt với hai sự kiện lịch sử khiến quy mô dân số của nó giảm mạnh. Trong cả hai trường hợp, dân số đã giảm đáng kể, để lại những con báo gêpa còn lại với những đột biến có hại tiềm tàng và vốn gen nhỏ hơn nhiều.

Điều thú vị là khi những con báo cheetah con được sinh ra ở những khu vực được bảo vệ như công viên quốc gia hoặc khu bảo tồn động vật hoang dã, chúng có xu hướng gần gũi hơn về mặt địa lý với những kẻ săn mồi lớn so với nếu chúng được sinh ra ở những vùng không được bảo vệ. Điều này có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của đàn con lên tới 90%.

Đặc điểm báo Cheetah

– Tên gọi: Cheetahs hay còn gọi là báo săn (báo gêpa). Đây là loài báo chạy nhanh nhất thế giới trên mặt đất.– Khu vực sinh sống: châu Phi và 1 số nước ở châu Á (Iran). – Dân số: 8.000 – 12.000, đang suy giảm nghiêm trọng.

– Đặc điểm nhận dạng:
  • Chiều dài cơ thể: 112 – 150 cm
    Chiều dài
    đuôi: 60 – 80 cm
    Cân
    nặng trung bình : 21 – 72 kg
  • Bộ lông màu vàng ở phía trên với những chấm bi đen, phần lông phía dưới màu trắng.
  • Đầu nhỏ, tai nhỏ và mắt xếch (vị trí của mắt đặt khá cao). Dưới mắt có dòng lệ đen.
  • Kích thước hộp sọ nhỏ hơn và mõm ngắn hơn các loài khác.

Leave a Comment

Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!