Sự thật đằng sau chó ăn phân của mình và của con khác

Bạn đã bao giờ bắt gặp con chó của mình đang ăn phân hay chưa? Chó ăn phân có vẻ gớm ghiếc, nhưng đây lại là một hành vi tương đối bình thường đối với nhiều loài chó, đặc biệt là chó con. Vậy tại sao chó lại ăn phân và bạn có nên ngăn chó của mình làm điều này hay không? Hãy cùng Tả Pí Lù tìm hiểu nhé!

1. Vì sao chó ăn phân?

Thuật ngữ khoa học cho thói quen ăn phân là coprophagia. Đây là một hành vi bình thường của nhiều loài động vật và được thấy ở khoảng 25% số chó. Có nhiều lý do khiến con chó của bạn ăn phân. Nó có thể là bình thường hoặc là dấu hiệu của một vấn đề nào đó. Việc chó ăn phân của loài khác là chuyện bình thường và hơi phổ biến, nhưng chó ăn phân của chính mình hoặc của các con chó khác thì lại không phổ biến lắm.

a. Sở thích

Một lý do có thể khiến con chó ăn phân đơn giản là vì chúng thích thú với nó. Khứu giác và vị giác của chó rất khác so với chúng ta và chúng có thể phát hiện ra chất béo không tiêu hóa, protein hoặc các chất khác có mùi thơm ngon ở trong phân. Chúng cũng có thể thích kết cấu của một số loại phân nhất định, thông thường chó thích phân cứng hơn, tươi hơn, đặc biệt nếu phân chưa qua 2 ngày.

Nhiều con chó ăn phân vì chúng thích như vậy

Mặc dù chúng ta thường khám phá mọi thứ bằng tay, nhưng chó sử dụng miệng để giúp chúng hiểu thế giới. Bạn có thể thấy điều này khi chó liếm mặt để chào bạn, mang đồ đạc bằng miệng hay chơi với đồ chơi hoặc quả bóng. Đối với chúng, ăn phân có thể chỉ là một cách khác để kiểm tra một thứ gì đó có vẻ thú vị hay không.

b. Chó ăn phân do đói

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con chó đói bụng có xu hướng ăn phân nhiều hơn. Giun và các loại ký sinh trùng đường ruột khác có thể lấy đi chất dinh dưỡng từ hệ thống của chó, khiến chúng cố gắng bổ sung vào chế độ ăn uống của mình bất cứ thứ gì có thể ăn được.

Ngoài ra, chó ăn cứt có thể do chúng không ăn đủ trong ngày. Chó, đặc biệt là chó con đang phát triển, cần được cho ăn hai đến ba lần một ngày. Thậm chí với một số giống chỏ nhỏ (giống Toy), bạn có thể cần phải cho chúng ăn bốn lần một ngày để tránh hạ đường huyết.

Để biết số lượng và tần suất bạn nên cho chó ăn, bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn sau.

c. Bắt chước mẹ của chúng

Một người mẹ chó tốt sẽ liếm chó con mới sinh theo bản năng để giúp chúng đi vệ sinh và giữ chúng sạch sẽ. Chó mẹ ăn phân của chó con để giữ chúng và khu vực sinh sống không bị nhiễm bệnh và ký sinh trùng. Trong tự nhiên, bản năng này cũng có thể giúp bảo vệ chó con khỏi những kẻ săn mồi bị thu hút bởi mùi hương. Chó mẹ thực hiện việc này từ khi chó con được sinh ra cho đến khi chúng cai sữa.

Chó ăn phân do bắt chước mẹ của chúng

Vì chó con đang học cách làm chó nên chúng sẽ sao chép hành vi của mẹ chúng theo bản năng. Hầu hết chó ngừng ăn phân của chó con khi chúng đã chuyển sang thức ăn đặc hoặc khi chúng nắt đầu ra ngoài để đi vệ sinh. Vào khoảng thời gian này, hầu hết chó con không còn hứng thú với phân nữa, nhưng ở một số con, tình trạng chó ăn phân vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi chúng trưởng thành.

d. Tiêu hóa kém

Chó con ăn phân thường do hệ tiêu hóa của chúng không được tốt. Mặc dù việc chó con ăn phân của chính mình hoặc của chó khác không phải là hiếm, nhưng những con chó nhận được một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng sẽ thoát khỏi hành vi này.

Chó con của bạn có thể không tiêu hóa thức ăn đúng cách. Thức ăn có thể chứa ít chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa, khiến thức ăn đi ra về cơ bản giống như cách chúng đi vào hoặc chó con của bạn có thể có vấn đề với hệ tiêu hóa của chúng.

Trong những trường hợp này, phân của chó con có vị khá giống với thức ăn mà nó vừa ăn. Việc chuyển sang thực phẩm chất lượng cao hơn có thể giải quyết được điều này. Nếu việc chuyển đổi thức ăn không có tác dụng, bạn sẽ phải cho chó con đi khám bác sĩ thú y.

e. Muốn thu hút sự chú ý của bạn

Khi thấy chó ăn phân, bạn có thể sẽ chạy về phía chúng và hét lên “Bỏ ra” hay “Thả xuống” hoặc một câu lệnh nào đó. Một số chú chó con có thể bị giật mình và sẽ đánh rơi phân và không bao giờ chạm vào nó nữa. Những chú chó con khác có thể hiểu tiếng la hét của bạn như một cách vui chơi.

Khi chúng chạy đi, bạn rượt theo chúng, ta đa, một trò chơi rượt đuổi ngẫu hứng xảy ra. Những chú chó con này đã học được một cách khác để khiến bạn “chơi” với chúng. Nếu bạn đã phản ứng vài lần với hành vi chó ăn phân này vài lần, chó của bạn có thể tiếp tục ăn phân chỉ để bạn phản ứng lại. Mặc dù phản ứng là tiêu cực, nhưng tất cả những gì chó của bạn biết là chúng đang được bạn quan tâm nhiều hơn.

f. Do bệnh tật

Nếu con chó ăn phân, chúng có thể không được khỏe. Khi chó của bạn ăn phân của những con chó khác hoặc phân của chính nó, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ thú y. Hội chứng chó ăn phân có thể liên quan đến các bệnh về đường ruột và đôi khi các bộ phận khác của cơ thể (gan, não, v.v.).

Nếu con chó trưởng thành của bạn chưa bao giờ ăn phân và đột nhiên phát triển thói quen này, kèm theo các triệu chứng như sụt cân, thờ ơ, khó chịu, thay đổi hành vi khác, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hãy cho chúng khám bác sĩ thú y. Một số tình trạng bệnh lý có thể khiến con chó ăn cứt, bao gồm:

  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như steroid
  • Một số bệnh làm tăng cảm giác thèm ăn của họ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp hoặc giun sán
  • Vấn đề tiêu hóa thức ăn
  • Sa sút trí tuệ hoặc các tình trạng não khác
  • Bệnh làm thay đổi mùi hoặc kết cấu của phân, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn

g. Buồn chán, căng thẳng hoặc lo lắng

Chó ăn phân đôi khi có thể là một phản ứng đối với căng thẳng, buồn chán hoặc lo lắng, như:

  • Bị cách ly: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con chó được nuôi một mình trong cũi hoặc tầng hầm có nhiều khả năng ăn phân hơn những con chó sống gần người chủ của chúng.
  • Bị nhốt trong không gian nhỏ
  • Chó ở nhà một mình trong thời gian dài: Trong những tình huống này, con chó của bạn sẽ cần được kích thích nhiều hơn về tinh thần và thể chất. Bạn có thể cân nhắc nuôi thêm một con chó hoặc mèo để chúng có bạn.
  • Khi phải ở xa chú, chó ăn phân có thể giúp xoa dịu chúng.

h. Sợ bị trừng phạt vì đi bậy ra nhà

Có thể chó ăn phân của chính nó để tránh gây chú ý tiêu cực. Nếu bạn giận dữ khi chó đi bậy ở trong nhà, chúng có thể “che giấu” bằng chứng một cách hiệu quả bằng cách ăn nó. Một số con chó tự ăn phân của mình nếu chúng bị chủ trừng phạt nhiều lần vì tội phóng uế trong nhà. Nhưng hành động này lại có thể khiến chúng bị trừng phạt nhiều hơn. Nó trở thành vòng luẩn quẩn không lối thoát.

Phạt chó đi bậy ra nhà có thể khiến chúng ăn phân

i. Các lý do khác

– Những con chó được cho ăn gần với phân của chúng có thể tạo ra mối liên hệ giữa mùi thức ăn và mùi phân và sẽ không thể phân biệt được sự khác biệt.

– Đôi khi một con chó khỏe mạnh sẽ tiêu thụ phân của một con chó yếu hơn trong nhà, đặc biệt là trong trường hợp con chó già hoặc bệnh không kiểm soát được viêc đi phân. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng điều này có thể liên quan đến bản năng bảo vệ bầy đàn khỏi những kẻ săn mồi.

– Trong một số trường hợp, chó con sẽ bối rối khi ngửi thấy mùi phân trong hơi thở của chó mẹ sau nó vệ sinh sạch sẽ cho chó con. Ngoài ra, đôi khi chó mẹ có thể nôn trớ thức ăn có lẫn phân của chó con. Điều này có thể khiến chó con hình thành thói quen ăn phân.

2. Chó ăn phân có sao không?

Một nghiên cứu trên 1.500 con chó cho thấy 23% con chó được nhìn thấy ăn phân ít nhất một lần trong đời, với 16% con chó được mô tả là ‘thường xuyên ăn phân’. Chó ăn phân là một hành vi bình thường và mặc dù đối với chúng ta điều đó khiến chúng ta kinh tởm nhưng nó thường tương đối vô hại.

Nhiều con chó ăn phân mèo và chúng vẫn ổn, nhưng bạn không nên để cho chó ăn cứt của bất kỳ sinh vật nào vì chúng có khả năng bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng có hại. Một số vi khuẩn như salmonella chẳng hạn, có thể được truyền sang người. Một số ký sinh trùng hoặc trứng của chúng có thể được tìm thấy trong phân động vật và chúng có thể được truyền sang chó của bạn nếu ăn phải. Chó có thể bị nhiễm giun móc, giun đũa và giun roi và những thứ này có thể khiến chó của bạn bị ốm.

bệnh care ở chó

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể đi qua động vật và vào phân của chúng và chúng có thể gây độc cho chó của bạn, chẳng hạn như thuốc tẩy giun có trong phân ngựa. Đừng để chó liếm bạn, luôn rửa tay kỹ nếu tiếp xúc với miệng hoặc nước bọt của chó và đảm bảo chó của bạn được tẩy giun thường xuyên.

Nếu bạn không thể ngăn chó ăn phân, hãy luôn đảm bảo rằng bạn cho chúng ăn hoặc uống thứ gì đó sau đó để giúp súc miệng.

  • Cho chó thức ăn và nước uống, vì điều này sẽ giúp rửa sạch bất cứ thứ gì khó chịu và giúp chúng sảng khoái hơn một chút
  • Lau quanh miệng chúng bằng vải và một ít nước
  • Vệ sinh miệng chó bằng kem đánh răng, nước súc miệng, gel nha khoa. Lưu ý là bạn chỉ được dùng các sản phẩm dành cho chó chứ không phải người. Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm vệ sinh răng miệng cho chó theo bài viết sau.
  • Đưa cho chúng một chiếc que gặm nha khoa để nhai

3. Làm thế nào để ngăn chó ăn phân?

Trước tiên, bạn cần đảm bảo rằng chú chó ăn phân của mình không gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe mà có thể gây ra hành vi này. Nếu chó của bạn không bị bệnh, bạn có thể ngăn chó ăn phân bàng một số cách sau:

– Nếu bạn có nuôi mèo, hạy ngăn chó ăn phân mèo bằng cách dọn dẹp thau cát mèo thường xuyên hơn, để khay cát vệ sinh mèo ở chỗ mà chó không thể đi vào được. Bạn có thể dựng cổng chắn để chó không thể tiếp cận được khu vực đó. Hãy nhớ rằng, chó thường ăn nhiều lần những thứ có vị ngon đối với chúng, ví dụ như là phân mèo. Bạn có thể cho chó ăn những thanh nhai được sản xuất để ngăn chó ăn phân bằng cách làm thay đổi mùi vị của phân.

Đưa chó đi dạo bằng dây xích có thể ngăn chặn việc chó ăn phân

– Đối với những chú chó ăn phân vì sở thích, bạn sẽ cần kiểm soát việc chúng đi vệ sinh. Nếu bạn đang nuôi chó con, hãy đưa chúng ra ngoài đi vệ sinh theo một lịch trình nhất quán. Sau khi chó con đi vệ sinh xong, hãy khen ngợi chúng và thưởng cho chúng. Trong khi chúng ăn bánh thưởng, hãy nhanh chóng dọn sạch phân. Bằng cách này, bạn sẽ không cho phép chó con của mình tiếp cận và ngăn chó ăn phân.

Với chó trưởng thành, hãy chuyển hướng sự chú ý của con chó của bạn bằng cách cho chúng một thứ khác để đút vào miệng, chẳng hạn như một quả bóng hoặc một món đồ chơi không dễ bị vỡ. Bạn cũng có thể ném một món đồ chơi để chúng đuổi theo trong khi bạn nhặt phân.

– Huấn luyện chó không đụng tới phân bằng câu lệnh. Nếu con chó của bạn không nghe lời và quay lại để ăn, thì bạn cần phải dắt chó đi vệ sinh bằng dây. Nếu chó con bắt đầu đánh hơi thấy đống phân, hãy nhẹ nhàng kéo dây xích của chúng và dẫn chúng đi hướng khác. Ngoài ra, bạn cũng nên đeo rọ mõm cho chó, vừa tuân thủ luật, vừa ngăn chặn tình trạng chó ăn phân, nhưng một số con chó rất kiên quyết có thể chỉ đơn giản là học cách đập mõm lên phân để ăn nó.

– Giám sát con chó của bạn. Không cho chúng đi lang thang trong sân sau, ở công viên hoặc bất cứ nơi nào có phân của chó.

– Nếu chó đi bậy ra nhà, hãy tích cực củng cố việc huấn luyện chó đi vệ sinh bên ngoài hay vì trừng phạt chúng. Bạn có thể áp dụng cách huấn luyện chó đi vệ sinh theo hướng dẫn của chúng tôi sau.

Không la mắng chó của bạn vì nó có thể khiến mọi thứ tệ hơn

– Quan tâm tới chó của bạn nhiều hơn một chút trong ngày, cho chó tập thể dục thường xuyên. Kích thích tinh thần cũng quan trọng như kích thích thể chất, vì vậy hãy nhớ chơi trò chơi với chúng hoặc tham gia các hoạt động cùng nhau, chẳng hạn như ném bóng hoặc rượt bắt. Khi bạn phải để chó một mình trong một thời gian, hãy cho chúng đồ chơi gặm nhấm phù hợp với lứa tuổi để giảm bớt căng thẳng, buồn chán hoặc cô đơn để chúng không phải ăn phân.

– Đảm bảo rằng con chó của bạn đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng để chúng nhận được dinh dưỡng cần thiết. Nếu được, bạn nên cho chó ăn raw vì nó sẽ cung cấp cho chó vitamin và khoáng chất một cách tự nhiên nhất.

–  Để hạn chế chó ăn phân, bạn có thể cân nhắc bổ sung vitamin hoặc enzyme. Những chất này có thể hữu ích nếu con chó ăn phân do thiếu một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B. Bổ sung enzym hỗ trợ tiêu hóa cũng có tác dụng ngăn cản chó ăn phân.

4. Sự thật về chó ăn phân

– Chó con ăn phân thường được coi là một phần của quá trình khám phá thế giới xung quanh chúng. Hầu hết chó con sẽ hài lòng với việc đánh hơi, nhưng một số ít muốn — giống như con người — đưa mọi thứ vào miệng, kể cả phân. Chó sẽ hiếm khi ăn phân mềm, nhão hoặc tiêu chảy; chúng có vẻ bị thu hút chủ yếu bởi phân cứng.

– Tình trạng chó ăn phân phổ biến hơn ở các hộ gia đình có nhiều chó. Trong những ngôi nhà nuôi một con chó, chỉ có 20% số chó có thói quen ăn phân, trong khi ở những ngôi nhà có ba con chó, con số này đã tăng lên 33%.

– Chó cái có xu hướng ăn phân nhiều hơn và những con đực chưa thiết ít có khả năng hơn.

– 92% chó ăn phân mới thải ra từ một đến hai ngày. 85% chó ăn phân của những con chó khác, không phải phân của mình.

– Những con chó ham ăn, thường ăn cắp thức ăn trên bàn, có xu hướng ăn phân nhiều hơn.

Tổng kết

Chó ăn phân vì nhiều lý do, như sở thích, bắt chước chó mẹ, do thiếu hụt chất dinh dưỡng, bệnh tật, lo lắng căng thẳng hoặc do muốn thu hút sự chú ý từ bạn. Thông thường, chó ăn phân của động vật khác chứ không ăn phân của mình hay của các con chó khác. Nếu bạn không ngăn cản chó ăn phân, chúng có thể mắc các ký sinh trùng đường ruột như giun sán.

Để ngăn cản chó ăn phân, bạn có thể thay đổi chế độ ăn của chúng bằng cách cho chúng ăn thức ăn đầy đủ dưỡng chất hơn, hoặc bổ sung vitamin và enzym. Tuy nhiên, cách tốt nhất để ngăn chó ăn phân là huấn luyện chó của bạn và kiểm soát môi trường xung quanh. Bạn có thể dắt cho đi vệ sinh bằng dây xích, huấn luyện bằng câu lệnh, đánh lạc hướng chúng, cho chó tập thể dục, quan tâm tới chúng nhiều hơn và cho chúng dùng rọ mõm khi ra ngoài.

Nguồn:

  • Why Do Dogs Eat Poop?” Petmd
  • Why does my dog eat poop?” Thekennelclub
Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!