Có thể bạn chưa biết điều này, đó là thỏ ăn phân của chính mình sau khi thải ra. Hành vi này của thỏ là hoàn toàn bình thường, thậm chí là khỏe mạnh. Vậy tại sao thỏ lại thích ăn phân của mình?
1. Các loại phân thỏ
Nếu nuôi thỏ, bạn sẽ biết rằng thỏ ăn phân của chính nó. Tuy nhiên, điều các bạn có thể chưa biết là thỏ ỉa ra 2 loại phân khác nhau. Và chúng chỉ ăn một trong hai loại phân này chứ không phải ăn hết. Việc phân biệt được hai loại phân mà thỏ của bạn tạo ra sẽ giúp bạn hiểu được khi nào thì phân của thỏ bình thường và khỏe mạnh, khi nào thì chúng đi ị bất thường.
a. Phân viên
Đây là những cục phân bình thường của thỏ. Chúng có hình dạng tròn như những viên ca cao, bạn sẽ thấy chúng trong hộp cát vệ sinh của thỏ hoặc rải rác xung quanh chuồng. Thông thường thỏ sẽ không ăn những phân này (thỉnh thoảng chúng có thể ăn). Dạng phân viên này được tạo thành từ những phần nhỏ của chất xơ khó tiêu, bên trong nhìn giống như mùn cưa.
Sự xuất hiện của loại phân này sẽ thay đổi một chút tùy thuộc vào con thỏ của bạn. Để biết chúng có khỏe mạnh hay không, bạn chỉ cần tìm sự nhất quán giữa các viên phân này:
– Kích thước đồng nhất: Phân khỏe mạnh sẽ có kích thước bằng hạt đậu xanh đến kích thước của đậu gà, về cơ bản chúng có kích thước sêm sêm nhau.
– Màu sắc nhất quán: Màu sắc hoặc phân của thỏ có thể thay đổi từ nâu nhạt đến đậm.
– Cứng: phân bình thường sẽ mềm khi thỏ mới ỉ, nhưng chúng sẽ cứng dần theo thời gian.
– Không có mùi: phân khỏe mạnh không được có mùi nồng hoặc kéo dài quá lâu.
b. Phân ban đêm – Cecotropes
Sẽ khó để bạn có thể nhìn thấy phân ban đêm (phân mềm) của thỏ vì thông thường thỏ ăn phân ngay trực tiếp từ hậu môn của mình. Tuy nhiên, bạn có thể thấy một chùm phân ban đêm mà đôi khi thỏ bỏ sót. Điều quan trọng là thỏ ăn lại phân này như một phần tất yếu, vì vậy đừng cố ngăn cản thỏ ăn phân, ngay cả khi bạn cho rằng điều đó thật gớm ghiếc.
Mọi người thường gọi loại phân này là phân ban đêm vì nghĩ thỏ chỉ thải ra chúng vào buổi tối chứ không phải ban ngày. Tuy nhiên, điều này là do chúng mất nhiều thời gian hơn để đi qua hệ tiêu hóa của thỏ. Nếu thỏ được cho ăn vào mỗi buổi sáng, điều tự nhiên là chúng sẽ không xuất hiện với số lượng lớn cho đến tối.
Các phân cecotropes bình thường sẽ:
- Rất nhỏ, thường xuất hiện trong các cụm giống như chùm nho lớn.
- Màu nâu sẫm với một lớp màng nhầy sáng bóng.
- Kết cấu lỏng và dính
- Có mùi nặng nếu lớp màng mỏng bên ngoài bị phá vỡ.
2. Tại sao thỏ lại ăn phân của chính nó?
Vì sao thỏ thích ăn phân của mình? Thỏ là loài ăn thực vật. Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cỏ và vỏ cây. Những loại thức ăn này có lượng chất xơ cao mà hầu hết các loài động vật không thể lấy được bất kỳ chất dinh dưỡng nào từ chúng. Cho tới khi loại thức ăn này đi qua ruột, nó vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Và thỏ thì lại có hệ thống tiêu hóa độc đáo để có thể tối đa hóa chất dinh dưỡng này.
Thỏ có một hệ tiêu hóa nhạy cảm và độc đáo. Cách thức hoạt động của hệ tiêu hóa ở thỏ về cơ bản là chia nhỏ mọi thứ chúng ăn thành hai loại. Ruột già sẽ có nhiệm vụ phân loại thức ăn thành phần dễ tiêu hóa và chất xơ khó tiêu hóa.
Chất xơ khó tiêu hóa được vận chuyển qua hệ thống để trở thành những viên phân tròn (như hạt ca cao) mà bạn thường thấy. Loại chất xơ khó tiêu hóa này giữ cho hệ tiêu hóa của thỏ luôn vận động, nó ngăn ngừa tình trạng đầy hơi chướng bụng ở đường tiêu hóa, và rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể của thỏ. Đây là lý do tại sao chế độ ăn giàu chất xơ với nhiều cỏ khô lại quan trọng với thỏ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn của thỏ theo hướng dẫn tại đây.
Trong khi đó, các phần dễ tiêu hóa thì lại được gửi đến manh tràng của thỏ, nơi nó được lên men bởi các vi khuẩn quan trọng sống ở đó và hình thành phân cecotrope (còn được gọi là phân ban đêm hay phân mềm).
Và thỏ ăn phân này để thu được lượng chất dinh dưỡng tối đa từ chế độ ăn và giữ cho hệ tiêu hóa của chúng khỏe mạnh. Phân Cecotropes có đầy đủ chất dinh dưỡng mà thỏ cần. Loại phân đặc biệt này chứa nhiều protein và vitamin hơn so với phân bình thường. Thỏ sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ khẩu phần ăn bình thường hàng ngày từ loại phân này để có thể khỏe mạnh.
Thỏ có cách đưa thức ăn qua hệ thống hai lần. Nếu không có khả năng xử lý và tiêu hóa thức ăn hai lần này, chúng sẽ không thể tồn tại bằng chế độ ăn thực vật giàu chất xơ tự nhiên của mình. Chúng sẽ không thể lấy chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn sẵn có trong môi trường xung quanh.
3. Các vấn đề thường gặp khi thỏ ăn phân
a. Thỏ không ăn phân cecotropes
Hầu hết thời gian thỏ ăn phân mềm trực tiếp từ hậu môn của mình. Bạn sẽ thấy thỏ cúi xuống và liếm mông, nhưng một lúc sau mới bắt đầu nhai thứ gì đó. Đó là lý do tại sao, bạn thường sẽ không nhìn thấy bất kỳ phân ban đêm nào trong hộp vệ sinh của thỏ.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng, bạn có thể nhận thấy một vài “chùm” phân cecotropes mà thỏ bỏ sót. Điều này không có gì đáng lo ngại và không có nghĩa là thỏ của bạn đã ngừng ăn loại phân đầy đủ chất dinh dưỡng này. Nhưng nếu bạn thấy xuất hiện ngày càng nhiều loại phân này trong chuồng hoặc trong thau cát, thì đó có thể là dấu hiệu của chế độ ăn uống không cân bằng hoặc thỏ có một số vấn đề sức khỏe (béo phì, tiêu hóa..) cần được chẩn đoán.
b. Thỏ chừa lại quá nhiều phân cecotropes
Thông thường, khi bạn nhận thấy có nhiều cecotropes trong hộp vệ sinh của thỏ hoặc xung quanh phòng, đó là do thỏ của bạn cho ra quá nhiều phân cecotropes nên chúng không muốn ăn hết. Đây thường là kết quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc không cân bằng, thực phẩm có đường và ít chất xơ.
Việc thiếu chất xơ trong chế độ ăn của thỏ sẽ khiến đường ruột của chúng hoạt động chậm lại vì chất xơ khó tiêu là chất cần thiết để duy trì hoạt động tiêu hóa của chúng. Lượng đường cao cũng có thể tạo ra sự mất cân bằng về số lượng vi khuẩn trong ruột của thỏ, khiến chúng có nhiều khả năng tạo ra phân ban đêm bị nhão và không được tạo hình đầy đủ.
Những điều này kết hợp với nhau có thể dẫn đến các bệnh ở thỏ, chẳng hạn như bệnh ứ máu đường ruột. Để ngăn chặn điều này, bạn cần đảm bảo rằng thỏ của bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
c. Thỏ không thể với tới để ăn phân
Đôi khi có rất nhiều cecotrope nằm rải rác xung quanh vì thỏ không thể chạm tới mông để ăn phân của mình. Điều này có thể xảy ra do thỏ quá béo phì, thỏ già và thỏ bị tật với khả năng vận động hạn chế. Thỏ thường bị viêm khớp khi về già khiến việc cúi gập người trở nên khó khăn hoặc đau đớn.
Nếu việc thỏ ăn cứt bị dừng lại hoặc gián đoạn vì bất kỳ lý do nào, thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ thú y để có thể chẩn đoán vấn đề và giúp thỏ hồi phục. Bác sĩ thú y có thể hướng dẫn bạn chế độ ăn uống lành mạnh hoặc cho bạn dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm khớp.
Đối với những con thỏ khuyết tật, khả năng vận động hạn chế, bạn có thể cần phải gom phân lại và cho thỏ ăn như một món ăn nhẹ.
d. Thỏ ăn phân viên
Mặc dù thỏ ăn phân của mình là bình thường và khỏe mạnh, nhưng hầu hết thỏ sẽ không ăn loại phân viên. Loại phân viên về cơ bản chỉ là những viên xơ cô đặc đã bị loại bỏ chất dinh dưỡng. Chúng sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho thỏ của bạn, nhưng chúng cũng sẽ không có hại cho thỏ ăn.
Nếu bạn nhận thấy thỏ đang bỏ thức ăn lành mạnh và thỏ ăn phân viên của chúng, hãy tạo thói quen thường xuyên xúc dọn thau cát vệ sinh cho thỏ, dọn chuồng của chúng trong ngày. Bằng cách này, chúng sẽ không còn phân viên để nhai nữa và thay vào đó chúng sẽ ăn thức ăn tốt cho chúng.