Mèo bị ngộ độc nhiều hơn so với chó, vì bản tính tò mò và thích liếm láp của chúng. Từ các cây hoa nguy hiểm đến chất tẩy rửa gia dụng, nhiều vật dụng hàng ngày có thể khiến mèo bị ngộ độc. Làm sao để giữ cho mèo của bạn an toàn khỏi các chất độc hại, cách phát hiện các dấu hiệu ngộ độc ở mèo và những việc cần làm tiếp theo là gì?
Mặc dù ngộ độc ở mèo không phổ biến hơn ngộ độc ở các vật nuôi khác, nhưng đôi khi mèo ít có khả năng hồi phục sau ngộ độc hơn chó. Điều này là do:
- Kích thước nhỏ: do là động vật nhỏ nên ngay cả một liều nhỏ của thứ gì đó có độc hại cũng có thể khiến chúng tử vong
- Cơ chế xử lý chất độc rất khác và trong một số tình huống ít có khả năng đào thải một chất độc hại ra khỏi cơ thể một cách an toàn.
- Hay đi rong: Những con mèo hay đi ra ngoài chơi thường dễ ăn hoặc liếm phải các chất độc hại hơn.
- Thói quen liếm láp: Mèo không chỉ tiêu thụ trực tiếp các vật phẩm độc, mà chúng còn có thể liếm phải nó từ bộ lông của mình khi chúng tự chải chuốt.
1. Các triệu chứng mèo bị ngộ độc
Có nhiều các chất độc khác nhau, nên mèo sẽ có nhiều phản ứng khác nhau đối với ngộ độc. Các dấu hiệu mèo bị ngộ độc có thể bao gồm:
Nếu chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến một cơ quan cụ thể, các triệu chứng nhìn thấy chủ yếu sẽ liên quan đến cơ quan đó.
- Khó thở (nếu đường thở bị ảnh hưởng)
- Chảy nước dãi hoặc khó nuốt (nếu miệng, cổ họng hoặc thực quản bị ảnh hưởng)
- Nôn (nếu dạ dày hoặc ruột non bị ảnh hưởng)
- Tiêu chảy (nếu ruột non hoặc ruột kết bị ảnh hưởng)
- Uống nước và đi tiểu quá nhiều (nếu thận bị ảnh hưởng)
- Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều và yếu (nếu tim bị ảnh hưởng)
- Co giật, hôn mê
- Đau bụng
- Viêm hoặc sưng da
- Thay đổi thói quen ăn uống và đi vệ sinh
2. Nguyên nhân khiến mèo bị ngộ độc
Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều vật dụng gia đình, thức ăn hay thậm chí là cây cỏ cũng có thể khiến mèo bị ngộ độc.
a. Chất chống đông
b. Thuốc giảm đau
c. Các loại cây hoa
Cho dù bạn đang chọn trồng cây hoa trong nhà, hay lựa chọn hoa để trưng hay cắm bàn, bạn sẽ cần phải cảnh giác với những loài cây và hoa có nguy cơ khiến mèo bị ngộ độc. Dưới đây là danh sách một số loại cây phổ biến gây độc cho mèo:
|
|
Những bộ phận nào của cây khiến mèo bị ngộ độc?
Nếu một loại cây khiến mèo bị ngộ độc, hãy cho rằng tất cả các bộ phận của cây đều có độc. Mặc dù một số bộ phận của cây có thể có nồng độ độc tố cao hơn những bộ phận khác.
Liều độc có thể rất khác nhau giữa các loại cây. Trong một số trường hợp, khi ăn một lượng nhỏ cây có thể mèo bị ngộ độv ngay lập tức, trong khi một số chất độc khác phải tích tụ theo thời gian trước khi các triệu chứng phát triển.
d. Sản phẩm trị rận chó mèo
e. Đèn đá muối
- chán ăn
- hôn mê
- yếu đuối, nôn mửa
- tiêu chảy, đi ngoài
- mất phương hướng
- co giật
Vì lý do này, tốt nhất bạn nên tránh đặt đèn đá muối Himalaya trong phòng riêng hoặc đặt chúng xa tầm với của mèo. Nếu bạn nghĩ rằng con mèo của bạn đã bị ngộ độc bởi muối, hãy tìm lời khuyên của bác sĩ thú y ngay lập tức.
f. Các vật dụng khác
- dầu quế
- dầu cam, quýt
- tinh dầu đinh hương
- tinh dầu bạch đàn
- tinh dầu hoa oải hương
- tinh dầu pennyroyal
- tinh dầuu bạc hà, dầu thông, dầu bạch dương
- Dầu cây chè
3. Mèo bị ngộ độc phải làm sao?
Làm gì khi mèo bị ngộ độc? Nếu bạn nhìn thấy con mèo của mình ăn một loại cây hay một chất nào đó và bạn không chắc nó có độc hay thậm chí nếu bạn chỉ nghi ngờ rằng con mèo của mình nuốt hoặc liếm phải thức gì đó có độc, hãy làm theo cách xử lý khi mèo bị ngộ độc tại nhà:
– Loại bỏ bất kỳ mảnh/miếng thực vật (hoa, lá cây…), thuốc hoặc thức ăn ra khỏi lông, da và miệng của mèo một cách cẩn thận.
– Nếu bạn nghi ngờ mèo của mình đã ăn phải chất độc, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Đừng đợi đến khi các dấu hiệu bệnh xuất hiện vì lúc đó có thể đã quá muộn.
– Nếu bạn có bằng chứng về những gì mèo đã ăn, hãy mang mẫu đến bác sĩ thú y. Ngay cả một mẫu chất nôn cũng có thể giúp chẩn đoán, đặc biệt nếu nó có màu bất thường hoặc chứa chất mà mèo ăn.
– Giữ mèo của bạn được nhốt trong một môi trường an toàn để theo dõi chặt chẽ. Quan trọng nhất, đừng hoảng sợ. Tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ thú y ngay lập tức. Ép hoặc khuyến khích mèo nôn thứ vừa ăn ra có thể không hữu ích và bạn không nên cố gắng tự điều trị các triệu chứng của mèo.
– Việc xác định thứ mà mèo ăn vào là rất quan trọng cho việc điều trị. Nếu bạn không chắc chắn về thứ khiến mèo bị ngộ độc, hãy mang chất mà mèo đã nôn ra đến thú y.
4. Cách chữa mèo bị ngộ độc
Bác sĩ thú y cũng sẽ khám sức khỏe cho mèo và yêu cầu các xét nghiệm khi cần thiết để xác định sức khỏe tổng thể của chúng. Những xét nghiệm này đặc biệt cần thiết nếu không xác định được thứ mà mèo đã ăn vào, hoặc nếu các chúng ảnh hướng tới các cơ quan nội tạng của mèo.
Bác sĩ có thể cho mèo uống thuốc để kích thích nôn mửa cộng với / hoặc than hoạt tính để hấp thụ bất kỳ các chất độc hại nào có thể có trong ruột. Họ cũng có thể dùng thuốc như sucralfate để bảo vệ các vùng dạ dày bị tổn thương.
Chăm sóc hỗ trợ, chẳng hạn như truyền dịch tĩnh mạch, thuốc chống buồn nôn, thuốc giảm đau cho mèo và thuốc chống viêm sẽ được sử dụng khi cần thiết. Các phương pháp điều trị khác có thể được yêu cầu dựa trên độc tố liên quan và tình trạng của mèo.
Một số chất độc hại có thể khến mèo chết vì ngộ độc nếu ăn phải, đặc biệt nếu việc điều trị bị trì hoãn. Các loại chất khác có thể gây ra thiệt hại đến mức mèo cần có chế độ chăm sóc kéo dài dưới dạng thuốc hoặc chế độ ăn uống đặc biệt. Đảm bảo làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y và hỏi bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể có.
Thực hiện bất kỳ bước nào bạn có thể để bảo vệ mèo khỏi tiếp xúc với chất độc. Điều này bao gồm việc loại bỏ những cây hoa khiến mèo bị ngộ độc khỏi nhà, giữ các loại hóa chất tẩy rửa trong hộp kín, bảo quản thức ăn cẩn thận, giữ mèo trong nhà, hoặc giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của chúng ngoài trời.
Khi mèo trúng độc, thời gian phục hồi của chúng phụ thuộc vào thời gian. Mèo của bạn được chăm sóc y tế càng sớm thì chất độc càng có ít thời gian xâm nhập vào hệ thống của mèo và việc điều trị càng có kết qủa. Mèo ngộ độc nhẹ được điều trị sớm sẽ trở lại trạng thái bình thường trong một thời gian ngắn.
Tổng kết
- Các sản phẩm tẩy rừa và hóa chất
- Thuốc và thức ăn của người
- Các loại cây hoa
- Sản phẩm trị bọ chét
- Đèn đá muối, tinh dầu
- Các sản phẩm diệt côn trùng