Chó mèo là những loài động vật dễ bị ký sinh trùng như giun sán tấn công. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Làm thế nào để tẩy giun cho mèo đúng cách và cần lưu ý những gì khi tẩy giun cho mèo?
1. Lý do phải tẩy giun cho mèo
Nếu bạn không tẩy giun cho mèo, chúng có thể mắc các loại giun như: giun đũa, giun móc, giun chỉ và sán…. Việc cho mèo uống thuốc tẩy giun nhằm:
– Đảm bảo sức khỏe cho chúng, nhất là với những bé nhỏ hơn 2 tháng tuổi. Việc bị nhiễm giun có thể khác nhau, từ gây khó chịu đến đe dọa tính mạng. Mèo con và mèo có hệ miễn dịch kém bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe do giun. Chúng có thể bị thiếu máu hoặc mất nước nghiêm trọng do nôn mửa và tiêu chảy.
Mèo con có thể bị tắc ruột, gây tử vong, khong thể hấp thu chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển. Những con mèo trưởng thành khỏe mạnh hiếm khi gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do nhiễm giun, nhưng chúng vẫn có nhiều nguy cơ nếu không được tẩy giun.
– Đảm bảo sức khỏe cho bạn, gia đình bạn và các vật nuôi khác. Khi chó mèo bị giun, ấu trùng sán tồn tại trong phân sẽ lây lan qua cho các con vật khác trong quá trình liếm láp và chủ nuôi trong quá trình dọn dẹp, vệ sinh.
2. Các loại giun thường gặp
– Giun tròn: gây ra tắc ruột
– Giun chỉ: đây là loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất, thường lây lan quan đường muỗi chích
– Giun đũa: đây là loại giun phổ biến thường gặp ở mèo, thường lây lan từ phân. Mèo con mới đẻ cũng có thể bị nhiễm giun đũa qua đường sữa mẹ. Mèo hay đi ra ngoài chơi dễ bị giun đũa.
– Giun phổi: cư trú trong phổi mèo. Loại giun này không phổ biến do mèo chỉ bị giun phổi khi ăn các con vật khác có loại ký sinh trùng này.
– Sán dây: là ký sinh trùng rất dài, sinh sản lưỡng tính, nên rất khó để tiêu diệt hoàn toàn. Do là loài có thể phân đoạn nên chỉ cần một đoạn nhỏ đứt ra cũng có thể phát triển thành một cá thể riêng biệt. Đây là loài có thể LÂY SANG NGƯỜI.
Sán dây dài, phẳng và phân thành từng đoạn. Bạn có thể thấy các phân đoạn của sán dây gần đuôi vật nuôi hoặc trên chỗ chúng hay nằm, trông giống như hạt gạo trắng hoặc hạt vừng. Mèo bị sán dây do ăn phải bọ chét rớt ra từ bộ lông của chúng. Sán dây là ấu trùng của bọ chét.
– Giun móc: lây qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc qua da. Loại giun này thường gặp ở chó hơn là mèo.
Tất cả các loại giun này nếu làm ổ trên tim có thê gây ra tình trạnh đột quỵ cho mèo.
3. Biểu hiệu mèo bị giun sán
Dưới đây là một số cách nhận biết mèo bị giun:
- Trong phân mèo có giun dài hoặc các hạt gạo li ti nhỏ. Đây là các đoạn sán dây bị đứt và thải ra ngoài. Nếu nhìn kỹ, bạn còn có thể thấy nó di chuyển hoặc ngọ nguậy.
- Mèo bị tiêu chảy nhẹ, nhưng vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên, mèo có thể bị tiêu chảy vì nhiều các lý do khác nhau. Để xác định chính xác, bạn nên tìm hiểu thêm các nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy.
- Hôn mê
- Nôn mửa bất thường, thậm chí mèo bị nôn ra giun sán.
- Bụng to bất thường, nhất là phần bụng dưới. Dấu hiệu này rất dễ nhận biết với những bé mèo nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
- Nướu răng nhợt nhạt do bị nhiễm giun, gây thiếu máu hoặc sốc cực độ.
- Sụt cân hoặc ăn nhiều mà không lên cân.
- Mí mắt có màu nhợt nhạt, lông xơ xác, khô, không mượt
- Kéo lê đít trên sàn nhà.
4. Lịch tẩy giun cho mèo
Nên tẩy giun cho mèo khi nào và bao lâu tẩy giun cho mèo 1 lần?
– Tẩy giun cho mèo mang thai và mèo đang cho con bú: Giun sán có thể lây từ mẹ sang con qua đường nhau thai và đường sữa mẹ, nên bạn cần tẩy giun cho mèo bầu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn nên hỏi bác sĩ thú y trước khi thực hiện.
- Trước khi phối giống 1 tháng
- Trước khi sinh 1-2 tuần
- Tẩy giun cho mèo mẹ cho con bú và mèo con
– Tẩy giun cho mèo con 1 – 2 tháng tuổi (Mèo từ 3-8 tuần tuổi)
- Lần đầu: xổ giun cho mèo con lúc 3 tuần tuổi
- Lần sau: thực hiện 2 tuần/lần cho tới khi mèo con được 3 tháng tuổi
– Tẩy giun cho mèo 3 tháng – 6 tháng tuổi: mỗi tháng/lần
– Mèo từ 6-12 tháng tuổi: 2-3 tháng/lần
– Mèo trên 1 tuổi: 3 tháng/lần. Tuy nhiên nếu môi trường sống của mèo không sạch sẽ, mèo hay bắt chuột gián, ăn linh tinh, mèo ăn raw thì có thể sổ giun cho mèo 1 tháng/lần.
Lưu ý: Đối với mèo trường thành, để chấm dứt hoàn toàn chu kỳ phát triển của ký sinh trùng đường ruột ở mèo, bạn có thể cần cho mèo uống liều thuốc giun thứ hai thứ 2 sau liều thứ 1 trong khoảng thời gian 14 ngày. Vì ấu trùng không bị loại bỏ với liều đầu tiên sẽ phát triển thành con trưởng thành trong vòng hai tuần. |
5. Các loại thuốc tẩy giun cho mèo
Hiện trên thị trường có khá nhiều các loại thuốc tẩy giun cho mèo, bạn có thể tham khảo một trong các loại thuốc sau:
– Thuốc xổ giun cho mèo Virbac exotral
- Liều lượng thuốc: 1 viên dùng cho 5kg trọng lượng cơ thể
- Đây là loại thuốc tẩy giun mèo an toàn, có thể dùng với chó mèo con.
- Giá: 120.000 – 150.000/ vỉ 6 viên
– Thuốc tẩy giun Drontal dạng viên
- Liều dùng: 1 viên dùng cho 4kg trọng lượng cơ thể
- Không nên dùng thuốc tẩy giun Drontal cho mèo bé hơn 2 tháng tuổi hoặc nặng dưới 1kg.
- Giá: 30.000 – 40.000/viên
- Liều dùng: 1 viên dùng cho 4kg trọng lượng cơ thể
- Có thể dùng để tẩy giun cho chó
- Giá: 10.000 – 15.000/viên
– Thuốc trị giun sán cho mèo Interceptor
- Loại thuốc này có mùi vị hấp dẫn với mèo
- Không dùng cho mèo nhỏ hơn 1 tháng tuổi hoặc nặng dưới 1kg.
- Giá thuốc tẩy giun mèo này mắc hơn các loại khác: 1.000.000 – 1.500.000/1 hộp 6 vỉ (1 vỉ 5 viên)
– Thuốc tẩy giun cho mèo Sanpet
- Liều dùng: 1 viên dùng cho 5kg trọng lượng cơ thể
- Có thể dùng để xổ giun cho chó
- Giá: 10.000 – 15.000/viên
– Thuốc sổ giun cho mèo dạng nhỏ gáy Revolution
- Đây là loại thuốc tẩy giun sán cho mèo dạng nước nhỏ gáy. Ngoài diệt giun, loại thuốc có chứa Salemectin này còn được dùng để trị các ký sinh trùng khác như bọ chét, ve, rận tai…
- Thuốc có 2 loại, tùy thuộc vào số ký của bé mèo
- Dùng cho mèo lớn hơn 6 tuần tuổi
- Giá: 140.000 – 160.000/hộp
6. Những lưu ý khi sổ lãi cho mèo
– Bạn không nên tự ý tẩy giun cho mèo khi:
- Mèo có dấu hiệu bệnh tật. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất ổn cho thấy mèo bị bệnh theo đây, bạn không nên sổ giun cho mèo.
- Thời tiết quá nóng
- Mèo mắc các bệnh lý nghiêm trọng về gan và hệ tiết niệu
- Mèo bị giun nặng: bạn nên đem bé ra bác sỹ thú y để có phác đồ điều trị hợp lý. Không nên tự tiện mua thuốc, dễ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
– Tẩy giun cho mèo trước hay sau khi ăn? Nếu bạn tính tẩy giun sán cho mèo vào buổi sáng thì tối hôm trước nên cho ăn ít lại. Khi tẩy giun chỉ nên cho mèo ăn ít lại nhưng ngon hơn. Bạn nên cho mèo uống thuốc tẩy giun khi chúng không no, không đói. Lúc này, thuốc sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.
Bạn không nên cho mèo ăn sau khi tẩy giun xong, mà hãy chờ sau khoảng 1 tiếng.
– Tuyệt đối không tẩy giun cho mèo bằng thuốc của người do cơ địa của người và mèo là khác nhau.
– Bạn có thể đem mèo tới thú y để sổ giun hoặc mua thuốc tẩy giun cho mèo và tẩy giun cho mèo tại nhà. Thuốc tẩy giun cho mèo có thể mua ở các phòng khám thú y hoặc cửa hàng thú cưng. Tuy nhiên, nhớ lưu ý hỏi kỹ liều lượng của thuốc để tẩy giun cho mèo đúng cách. Tùy theo cân nặng của mèo nhà bạn mà liều lượng thuốc sẽ khác nhau. Cho mèo uống thuốc tẩy giun quá liều có thể gây ra tình trạng sốc thuốc, mệt mỏi và tử vong.
– Có nhiều thuốc sổ lãi cho mèo như là viên nén, thuốc tẩy giu cho mèo dạng nước hoặc thuốc tiêm! Nhưng chúng tôi khuyến khích bạn không nên tiêm thuốc xổ giun nếu không thực sự cần thiết, vì chích thuốc có hại cho gan và thận của chúng hơn.
– Tẩy giun cho mèo bằng cách nào? Tùy theo kết cấu mà cách dùng thuốc sẽ khác nhau. Hầu hết các loại thuốc giun cho mèo là dạng viên nén, nên bạn có thể làm theo các cách cho mèo uống thuốc tẩy giun sau:
- Tán thuốc thật nhuyễn rồi trộn vào thức ăn
- Tán thuốc xổ giun mèo thật nhuyễn rồi hòa vào nước, dùng xin lanh bơm thuốc vào khóe miệng mèo
- Cho mèo uống nguyên viên thuốc, bẻ nhỏ viên tẩy giun cho mèo nếu viên thuốc quá to.
Nếu bạn chưa biết cách cho mèo uống thuốc, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cho mèo uống thuốc của chúng tôi.
– Nếu mèo của bạn có đường tiêu hóa không tốt, hãy trộn men tiêu hóa vào thức ăn hoặc pha vào nước uống sau khi tẩy giun sán mèo.
– Trong thời gian xổ giun, hạn chế cho mèo tiếp xúc với trẻ em, rửa tay thật sạch sau khi ôm ấp, vuốt ve.
Phản ứng phụ sau khi tẩy giun cho mèo |
Hầu hết các em mèo sau khi xổ giun không có bất kỳ phản ứng nào. Tuy nhiên, một số con với cơ địa nhạy cảm vẫn có một số dấu hiệu sau:
- Ủ rũ, nằm nhiều, không năng động
- Ói mửa
- Tiêu chảy nhẹ
- Bỏ ăn
Đây là các phản ứng phụ của thuốc và chỉ kéo dài trong khoảng 24 giờ đến 2 ngày. Nếu sau đó các bé vẫn ăn uống bình thường, đi lại chơi đùa thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi, bỏ ăn, lừ đừ, hạ thân nhiệt… kéo dài hơn 2 ngày thì bạn hãy đưa bé đến thú y ngay lập tức.
7. Phòng tránh mèo bị nhiễm giun sán
– Không thả rông mèo ra ngoài đường, ăn bậy bạ. Tránh cho mèo tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.
– Giữ giày của bạn trong tủ khóa kín, đặc biệt nếu bạn có mèo mang thai hoặc mèo con nhỏ ở nhà
– Diệt bọ chết cho mèo, đuổi bỏ chét ra khỏi nhà, sân. Bạn có thể áp dụng các cách diệt rận mèo của chúng tôi tại website.
– Thường xuyên dọn dẹp nhà vệ sinh của mèo, tránh để các chúng giẫm vào phân, bị nhiễm ấu trùng giun sán trở lại.
– Cho mèo dùng thuốc ngừa ký sinh trùng để phòng các loại rận, giun và ký sinh trùng khác. Bạn có thể dùng thuốc Selamectin như thuốc nhỏ gáy Revolution cho chúng.
– Tẩy giun cho mèo trước 1 tuần khi mèo chuẩn bị giao phối hay tiêm phòng
– Kiểm tra sức khỏe cho mèo định kỳ.
Tổng kết
Tẩy giun cho mèo là điều cần thiết để bảo vệ chúng khỏi các ký sinh trùng đường ruột và bảo vệ bạn khỏi việc bị nhiễm sán. Mèo bị nhiễm giun sản có thể thiếu máu, mất nước do ói mửa và tiêu chảy, từ đó dẫn đến tử vong.
Để tẩy giun cho mèo, bạn có thể mua các loại thuốc xổ giun và tẩy giun cho mèo tại nhà; hoặc bạn cũng có thể mang mèo ra thú y để thực hiện. Tùy theo số cân nặng của mèo mà lượng thuốc uống của chúng sẽ khác nhau.
Bạn không nên sổ giun cho mèo khi chúng có các dấu hiệu bệnh tật hoặc khi trời quá nóng. Sau khi sổ giun, mèo có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ như bỏ ăn, mệt mỏi, hạ thân nhiệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đưa chúng đi thú y để kiểm tra.