Tẩy giun cho chó là điều cần thiết khi bạn nuôi chó, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé cưng của bạn và bảo vệ bạn và gia đình không bị lây nhiễm. Vậy tẩy giun cho chó như thế nào và khi nào? Nên cho chó uống thuốc tẩy giun nào?
1. Lý do phải trị giun sán cho mèo chó
Chó là vật chủ lý tưởng đối với giun và các loại ký sinh trùng khác. Loài động vật đánh hơi, húp, liếm và ngấu nghiến bất cứ thứ gì trên đường đi của chúng, bao gồm cả bụi bẩn, rác rưởi và phân, đều có thể bị giun. Chó có thể mắc các loại giun như: giun đũa, giun móc, giun chỉ và sán…. Việc sổ giun chó nhằm:
– Giun cực kỳ phổ biến trong môi trường sống của chó. Ngay cả khi bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa (như nhanh chóng dọn phân, không cho chó săn các sinh vật nhỏ và tránh xa các công viên dành cho chó), bạn vẫn không thể tránh chúng hoàn toàn. Ví dụ, một vết muỗi đốt có thể truyền bệnh giun tim, và việc nuốt phải bọ chét có thể dẫn đến nhiễm trùng sán dây.
– Mặc dù chó có thể bị ốm nặng khi bị nhiễm giun ký sinh (đặc biệt là chó con và những con có hệ thống miễn dịch kém), chúng thường không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Chúng sẽ thải ký sinh trùng lây nhiễm qua phân, điều này có thể làm tăng số lượng giun trong môi trường của thú cưng và khiến các động vật khác gặp nguy hiểm. Vì vậy, ký sinh trùng càng lâu không được kiểm soát, nó càng có thể gây ra nhiều thiệt hại.
– Một số ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở chó có thể lây nhiễm sang người. Ví dụ, những người đi chân trần hoặc làm việc mà không đeo găng tay trên đất hoặc cát có thể tiếp xúc với giun móc. Những chất này có thể xâm nhập vào da của bạn và sinh sản ấu trùng trên da.
2. Các loại giun thường gặp ở chó
a. Giun đũa
Giun đũa là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất ở chó con. Những con giun này có thể được chuyển sang chó con khi chó mẹ mang thai và qua sữa của chó mẹ. Con chó con cũng có thể bị nhiễm bệnh trong những tháng đầu tiên của cuộc đời do bị nhiễm từ môi trường xung quanh chúng. Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng giun đũa cũng có thể lây nhiễm sang chó trưởng thành, đặc biệt là khi hệ thống miễn dịch của chúng bị suy yếu.
Giun đũa có kích thước dài từ 2,5 – 10cm. Chúng thường có màu trắng vàng đến nâu đỏ. Giun có thể được nhìn thấy trong phân hoặc chất nôn của chó. Nhiễm giun đũa ở chó có thể gây ra các dấu hiệu khác nhau bao gồm đau bụng nhẹ, tiêu chảy và nôn mửa.
Một số chó con bị giun nặng có thể có biểu hiện:
- Bụng phệ
- Suy dinh dưỡng
- Bộ lông xỉn màu
- Thiếu sức sống, thờ ơ, mệt mỏi
Điều quan trọng cần lưu ý là giun đũa cũng có thể lây nhiễm sang người. Việc vệ sinh xung quanh các khu vực bị nhiễm hoặc chó bị nhiễm bệnh là rất quan trọng.
b. Sán dây
Mặc dù sán dây không phổ biến như giun đũa, nhưng những con chó ăn thịt sống, ăn raw có thể có nguy cơ nhiễm trùng. Chó cũng có thể bị nhiễm sán dây do ăn phải bọ chét trong khi chải lông. Sán dây, còn được gọi là trùng mã, phẳng và thường dài, chúng dài hơn 15cm! Nhiễm sán dây hiếm khi gây ra bệnh nghiêm trọng.
Một số dấu hiệu chó bị nhiễm sán dây:
- Tiêu chảy, phân lỏng
- Các rối loạn tiêu hóa khác
- Các hạt nhỏ, màu trắng, phẳng của sán dây thường ở phần lông xung quanh đuôi và hậu môn của chó.
- Phân chó có các hạt gạo li ti nhỏ. Đây là các đoạn sán dây bị đứt và thải ra ngoài. Nếu nhìn kỹ, bạn còn có thể thấy nó di chuyển hoặc ngọ nguậy.
c. Giun móc
Ba loại giun móc có thể lây nhiễm cho chó là Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense và Uncinaria stenocephala. Các loài Ancylostoma có xu hướng được tìm thấy ở vùng khí hậu ấm áp, ẩm ướt trong khi các loài Uncinaria phổ biến hơn ở các vùng mát hơn. Một con chó có thể bị nhiễm giun móc khi ăn phải chúng từ đất bị ô nhiễm, sự xâm nhập của giun qua da hoặc từ sữa mẹ của chúng.
Giun móc rất nhỏ, chỉ dài khoảng 3mm và rất khó nhìn bằng mắt thường. Loài giun này có thể ăn một lượng lớn máu từ các mạch nhỏ trong ruột. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng và suy nhược ở một con chó bị nhiễm giun. Các triệu chứng chó bị nhiễm giun móc gồm:
- Chó bị suy nhược, thiếu máu
- Sụt cân, tiêu chảy ra máu
- Lông khô, xỉn màu.
- Ngứa và kích ứng da trên da nơi ấu trùng giun móc chui vào da
Ngoài ra, chó có thể bị giun tim hoặc giun phổi, các loại giun này đặc biệt nguy hiểm và có thể khiến chó tử vong.
3. Tẩy giun cho chó bao lâu 1 lần?
Tẩy giun cho chó mấy tháng 1 lần sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và các yếu tố lối sống khác. Để giảm thiểu nguy cơ bị ký sinh trùng ở cả vật nuôi và con người, bạn có thể tẩy giun cho chó theo lịch trình sau:
– Với chó mang thai: hãy điều trị cho chó mẹ bằng Fenbendazole
- Trước khi phối giống 1 tháng
- Tẩy giun cho chó mang thai hàng ngày, trong ba tuần cuối của thai kỳ đến tuần thứ 2 sau khi đẻ, tức là năm tuần liên tiếp. Cho chó mẹ uống Fenbendazole 50 mg / kg mỗi 24 giờ một lần. Theo nghiên cứu, phương pháp này đã được chứng minh là an toàn cho thai kỳ và có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa ký sinh trùng đường ruột ở chó con.
– Lịch tẩy giun chó con: Chó con có thể bị lây giun từ mẹ của chúng. Và với hệ thống miễn dịch non nớt của chúng, những con chó non đặc biệt có nguy cơ phát triển bệnh nghiêm trọng. Do đó:
- Bạn nên sổ lãi cho chó con khi chúng được 2 tuần tuổi. Cứ cách 2-3 tuần lại xổ giun chó con một lần cho đến khi chúng được 12 tuần tuổi.
- Sau đó, chúng sẽ được điều trị để loại bỏ và ngăn ngừa ký sinh trùng mỗi tháng một lần cho đến khi được 6 tháng tuổi.
- Khi chó > 6 tháng tuổi: hãy sổ giun chó con như chó trưởng thành
– Tẩy giun cho chó trưởng thành: 3 tháng/lần, phụ thuộc vào môi trường sống và chế độ ăn uống của chó. Nếu chó hay ăn bậy bạ, ăn phân mèo hoặc chế độ ăn của chó là ăn raw, hoặc chó thường xuyên chơi với trẻ, bạn có thể tẩy giun cho chó thường xuyên hơn, khoảng mỗi tháng 1 lần.
Bạn có thể cần phải cho chó uống thuốc tẩy giun lại lần nữa sau 15 ngày để đảm bảo hiệu quả. Vì ấu trùng trong người của chó có thể phát triển thành giun trưởng thành trong 2 tuần nếu không được loại bỏ. |
4. Các loại thuốc tẩy giun chó
Thuốc tẩy giun cho chó loại nào tốt? Có nhiều loại viên tẩy giun cho chó mèo trên thị trường với giá cả khác nhau từ thấp tới cao, từ ngoại nhập tới nội. Nhưng tốt nhất, các bạn nên chọn các loại thuốc sổ giun cho chó phổ rộng; vì chúng có thể trị nhiều loại ký sinh trùng khác nhau, bao gồm cả giun sống trong ruột của chó.
– Thuốc tẩy giun chó bầu Panacur C
- Thuốc có chứa chất Fenbendazole, an toàn cho chó bầu uống hàng ngày
- Liều lượng sử dụng là 50mg/kg
- Giá: 150.000 – 400.000/gói 3 vỉ. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện chỉ thông dụng ở Âu-Mỹ
– Thuốc tẩy giun Endogard Virbac
- 1 viên dùng cho 10kg trọng lượng cơ thể
- Là thuốc tẩy giun phổ rộng tiêu diệt giun tròn, sán dây, động vật đơn bào
- Đây là loại thuốc tẩy giun mèo an toàn, có thể dùng với chó con và chó mang bầu.
- Giá: 120.000 – 150.000/ vỉ 6 viên
– Thuốc sổ giun cho chó dạng nhỏ gáy Revolution
- Với hợp chất Salemectin, loại thuốc thuốc tẩy giun chó dạng nước nhỏ gáy này có thể bảo vệ chó của bạn khỏi nhiều loại ký sinh trùng. Ngoài tiêu diệt các ký sinh trùng khác như rận, ve, rận tai, Revolution còn có thể bảo vệ chó của bạn khỏi giun móc, giun đũa, sán dây, giun tóc, giun tim.
- Thuốc có phù hợp với mọi số ký của chó
- Dùng cho chó nhiều hơn 6 tuần tuổi
- Giá giao động 140.000 – 300.000/tuýp
5. Những lưu ý tẩy giun cho chó đúng cách
– Chỉ xổ giun chó khi chó của bạn khỏe mạnh. Chúng không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như ói mửa, tiêu chảy hay bỏ ăn. Bạn nên để ý các dấu hiệu chó bị bệnh để ngưng việc sổ giun lại. Không tẩy giun ở khi thời tiết quá nóng và không tẩy giun cho chó bằng thuốc của người. Không nên dùng thuốc tẩy giun cho chó dạng tiêm nếu không thực sự cần thiết, vì nó có hại cho gan và thận của chúng.
– Tẩy giun cho chó vào buổi sáng, sau khi chúng ăn xong khoảng 2 – 3 tiếng. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả cao hơn nếu chó không no, không đói. Nếu bạn muốn cho chó ăn sau khi tẩy giun, hãy đợi khoảng 1 – 2 tiếng.
– Bạn có thể đem tới thú y hoặc tự tẩy giun cho chó tại nhà. Một điều quan trọng cần lưu ý đó là luôn để ý đến liều lượng của thuốc. Mỗi một độ tuổi và cân nặng sẽ có một liều lượng và loại thuốc khác nhau. Vì vậy, hãy luôn cân chó của bạn để không dùng thuốc quá liều.
– Trong thời gian xổ giun, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chó, rửa tay thật sạch sau khi vuốt ve. và dọn phân cho chúng.
– Để không làm mất tác dụng của thuốc, bạn không nên tắm cho chó sau khi xổ giun cho chúng xong. Tốt nhất, bạn nên để cho chó bị ướt trong vòng từ 3 – 5 ngày.
– Nếu chó bị giun nặng, bạn nên đem chúng ra bác sỹ thú y để được chữa trị tốt hơn. Việc chữa trị cho chúng tại nhà dễ khiến chúng bị bệnh nặng hơn.
6. Phản ứng phụ sau khi xổ giun cho chó
Hầu hết thuốc tẩy giun khá an toàn đối với vật nuôi và rất hiếm khi có tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số con chó có thể gặp phải các triệu chứng:
- Bỏ ăn, chán ăn
- Rối loạn tiêu hóa
- Nôn mửa
- Đi ngoài, tiêu chảy
- Tiết nhiều nước bọt
- Lờ đờ, mệt mỏi
- Co giật (rất hiếm)
Một số loại thuốc tẩy giun cho cún sẽ làm tan giun trong hệ thống ruột của chó, trong khi một số loại thuốc khác sẽ làm tê liệt chúng. Trong những trường hợp đó, những con giun bị tê liệt sẽ tự tách ra khỏi mô ruột và cuối cùng có thể được tìm thấy trong chất nôn hoặc phân của chó.
Các phản ứng phụ của thuốc tẩy giun sán chó mèo chỉ kéo dài trong 1 thời gian ngắn. Nếu sau đó chó của bạn vẫn ăn bình thường, ăn uống, đi lại chơi đùa thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 ngày thì bạn hãy đưa bé đến thú y.
7. Cách phòng ngừa giun sán cho chó
Cách tốt nhất để bảo vệ thú cưng của bạn là kiểm soát các loài gây hại mang giun, bao gồm bọ chét và muỗi, đồng thời giữ cho nhà và sân của bạn sạch sẽ. Bạn cũng sẽ tự giúp mình vì một số loại giun có thể truyền sang người.
– Giữ cho con chó của bạn không có bọ chét. Bạn có thể tham khảo cách trị và phòng ngừa rận chó theo hướng dẫn sau đây.
– Dọn dẹp phân của chó mèo thường xuyên, để rác gọn ghẽ để chó của bạn không thể bới hoặc ăn bậy bạ. Không thả rông chó ra ngoài đường.
– Rửa tay thường xuyên, kể cả sau khi bạn vuốt ve chúng và đặc biệt là sau khi dọn dẹp chất thải của chúng. Nếu bạn lo lắng về việc lây nhiễm giun từ chó, đừng để chúng liếm hoặc hôn bạn. Không để chó ngủ trên giường chung với bạn.
– Tẩy giun định kỳ cho chó của bạn.
– Duy trì sức khỏe chung cho chó của bạn bằng cách đảm bảo chúng có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng và vận động nhiều. Điều này sẽ bảo vệ chúng khỏi nhiễm ký sinh trùng và các bệnh khác.
Tổng kết
Tẩy giun cho chó là một trong những điều bắt buộc bạn phải làm. Điều này không chỉ bảo vệ chó của bạn khỏi các loại ký sinh trùng, mà còn bảo vệ chính bản thân bạn khỏi giun sán. Để tẩy giun cho chó, bạn cần đảm bảo rằng chúng hoàn toàn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bất ổn. Loại thuốc và lượng thuốc uống cho chó sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và số cân nặng của chúng. Vì vậy, hãy luôn cân ký cho chó trước khi sổ giun cho chúng.
Sau khi xổ giun, chó có thể có các phản ứng phụ như chán ăn, tiêu chảy hay nôn mửa… Điều này là hoàn toàn bình thường nếu nó chỉ xảy ra trong ngày. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 ngày, bạn nên đưa chúng đến thú y. Hãy đảm bảo xổ giun cho chó thường xuyên và phòng ngừa bọ chét cho chúng.