Mèo bị cúm khiến chúng tổn thương vĩnh viễn hoặc mang mầm bệnh suốt đời

Cúm mèo là một căn bệnh thường gặp mà ít người để ý. Mặc dù có vaccine nhưng mèo vẫn có thể bị cúm. Nhiều trường hợp mèo bị cúm sẽ tổn thương vĩnh viễn hoặc mang mầm bệnh suốt đời.

1. Bệnh cúm mèo là gì?

Cúm mèo là một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến đường hô hấp trên của mèo. Nó có thể được gây ra bởi một số tác nhân truyền nhiễm, bao gồm virus và vi khuẩn và có thể đe dọa tính mạng.

Mặc dù có sẵn vắc-xin nhưng  mèo vẫn có thể bị cúm. Những con mèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm mèo con, mèo già và những con có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị tổn thương (ức chế miễn dịch). Những con mèo bị ức chế miễn dịch bao gồm những con bị nhiễm vi rút bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV), virus gây suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV), những con mắc các bệnh nghiêm trọng khác và đang dùng một số loại thuốc (như thuốc dùng trong hóa trị liệu).

Bạn có thể đọc thêm về những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho mèo như FIV hoặc FeLV trên website của chúng tôi.

Mèo bị cúm thường là do virus herpes và calicillin

2. Nguyên nhân khiến mèo bị cúm?

Khoảng 80% các trường hợp mèo bị cúm do một trong hai loại virus: herpesvirus – FHV hoặc calicillin – FCV ở mèo gây ra. Các nguyên nhân khác gây ra bệnh cúm ở mèo bao gồm các vi khuẩn như Chlamydophila (hay Chlamydia) và Bordetella bronchiseptica – nguyên nhân gây ra bệnh ho gà ở chó.

3. Mèo bị cúm lây như thế nào?

Các viruscúm mèo lây lan theo một số cách, bao gồm:

– Tiếp xúc trực tiếp với một em mèo bị cúm: Virus được lây lan qua dịch tiết trong nước mắt, nước bọt và nước mũi. Thậm chí mèo hắt hơi có thể bắn các hạt virus sang những em mèo gần đó.

– Tiếp xúc gián tiếp với dịch tiết mèo bị cúm: Virus có thể tồn tại trong môi trường tới một tuần và có thể bám trên quần áo, bàn tay con người, bát thức ăn, thiết bị chải chuốt và các vật thể khác…

– Tiếp xúc với một con mèo mang virus cúm mèo. Những em mèo này có thể bị nhiễm và đang mang một hoặc cả hai loại virus cúm mèo nhưng không có dấu hiệu bệnh, chúng có thể làm lây nhiễm sang những em mèo khác.

3. Dấu hiệu mèo bị cúm

Có nhiều dấu hiệu bệnh cúm mèo cần chú ý, bao gồm:

  • Hắt xì, sổ mũi
  • Chảy nước mắt
  • Tiểu dắt
  • Có hành vi im lặng và khuất phục
  • Chán ăn
  • Nhiệt độ cơ thể cao
  • Ho hoặc mất giọng
  • Viêm phổi

Ho, sổ mũi thường là dấu hiệu mèo bị cúm

– FHV có thể gây ra một căn bệnh nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Mắt mèo có thể bị loét, mí mắt có thể bị viêm và sưng, bị dính vào bề mặt của mắt. Bệnh cũng có thể dẫn đến các biến chứng về gây đau mắt lâu dài và ảnh hưởng đến thị lực và/hoặc gây nhiễm trùng lâu dài sau khi bị tổn thương đường mũi và xoang.

– FCV ở mèo thường gây ra một dạng cúm mèo nhẹ hơn. Ở mèo con, nó có thể gây ra chứng khập khiễng và nhiệt độ cơ thể cao. Ở mèo trưởng thành, đôi khi dấu hiệu duy nhất của nhiễm trùng FCV là lgây oét đau ở lưỡi, vòm miệng hoặc mũi.

FCV cũng được cho là có liên quan đến viêm nướu mãn tính ở mèo ở một số con mèo. Để biết rõ hơn các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh FCV ở mèo, bạn có thể tham khảo bài viết theo hướng dẫn.

Calicivirus ở mèo

Tuy FCV gây bệnh nhẹ nhưng gần đây, một bệnh nghiêm trọng hơn do FCV gây ra đã được xác định, được gọi là bệnh hệ thống độc lực (VSD) có khả năng lây nhiễm cao và có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều. Bệnh đã được xác định ở Mỹ và Anh, tỷ lệ tử vong cao lên tới 70%. Sự sao chép bình thường của virus có thể dẫn đến sự phát triển của một chủng độc lực.

Những em mèo bị nhiễm chủng FCV này có thể bị:

  • sưng mặt và bàn chân, nhiệt độ cao
  • loét nghiêm trọng ở đầu, chân và bàn chân
  • vàng da, nướu, mắt và da màu vàng
  • chảy máu từ miệng và mũi

Mèo trưởng thành dường như thường bị ảnh hưởng bởi chủng này hơn mèo con, thậm chí mèo đã được tiêm phòng cũng có thể bị ảnh hưởng. Virus VSD dễ dàng lây truyền qua mèo khác qua bàn tay và quần áo của người chăm sóc mèo, vì vậy việc điều trị và cách ly nghiêm ngặt đối với các cá nhân bị ảnh hưởng là vô cùng quan trọng để hạn chế sự lây lan của căn bệnh gây tử vong này.

– Chlamydophila có thể khiến mèo bị cúm nhẹ. Chảy nước mắt và đỏ mắt là một đặc điểm phổ biến của nhiễm trùng này.

– Bordetella gây ra các dấu hiệu giống như cúm mèo như được mô tả ở trên nhưng cũng có thể tiến triển đến ngực, gây nhiễm trùng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong tương đối cao ở mèo con. Mèo bị nhiễm Bordetella có thể bị ho.

4. Cách điều trị cúm mèo

Mèo bị cúm phải làm sao?

– Việc chẩn đoán mèo bị cảm cúm chủ yếu dựa trên các dấu hiệu đang hiển thị. Bác sĩ thú y có thể lấy gạc từ dịch miệng, mũi và mắt của mèo để gửi đến phòng thí nghiệm để xác định virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

– Mèo bị cúm uống thuốc gì? Bác sĩ thú y có thể kê toa điều trị dấu hiệu cúm mèo để kiểm soát các triệu chứng của bệnh và yêu cầu chăm sóc điều dưỡng tốt cho mèo. Mèo truyền nhiễm hiếm khi phải nhập viện vì để tránh lây lan cho những em mèo khác, do đó thường được chăm sóc điều dưỡng tại nhà.

– Cách chữa mèo bị cảm cúm và chăm sóc điều dưỡng tại nhà:

  • Giữ cho em mèo không gian yên tĩnh, ấm áp và thoải mái, dễ dàng tiếp cận thức ăn, nước, hộp đi vệ sinh và chỗ ngủ.
  • Giảm thiểu căng thẳng: hãy để vật nuôi khác và trẻ em ồn ào tránh xa trong khi chúng hồi phục
  • Loại bỏ dịch tiết ra khỏi mắt và mũi em ấy bằng một miếng bông gòn
  • Làm giảm nghẹt mũi bằng cách đặt mèo trong phòng tắm hơi hoặc gần một bát nước nóng. Hãy nhớ luôn giám sát em mèo khi đặt nước nóng xung quanh
  • Hâm nóng thức ăn hoặc cung cấp đa dạng thực phẩm với số lượng ít và thường xuyên, đặc biệt là thực phẩm có mùi hấp dẫn và ngon miệng như cá mòi. Bạn có thể cần phải cho chúng ăn bằng tay. Nếu cần thiết, bác sĩ thú y có thể cung cấp một chế độ ăn uống đặc biệt có thể được cho ăn bằng ống tiêm
  • Đảm bảo cung cấp nhiều nước uống sạch, bạn nên cho mèo uống nước mỗi lần một ít và thường xuyên. Nếu mèo không chịu uống, bạn có thể áp dụng cách khuyến khích mèo uống nước tại website.

  • Điều trị bệnh nhiễm trùng thứ cấp bằng kháng sinh theo đơn thuốc chữa cúm mèo của bác sĩ thú y
  • Cho uống thuốc trị cúm mèo theo toa để giúp làm loãng nước mũi và giúp thở dễ dàng hơn
  • Dùng thuốc nhỏ mắt cho mèo
  • Dùng thuốc kháng virus có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
  • Điều trị trong một thời gian dài bằng thuốc uống thường được yêu cầu để loại bỏ nhiễm Chlamydophila ở mèo. Hãy tiếp tục điều trị ngay cả sau khi các dấu hiệu nhiễm trùng đã biến mất để ngăn ngừa tái phát và lây truyền sang con khác.
  • Tất cả những em mèo đã tiếp xúc trực tiếp với mèo bị cúm cũng được yêu cầu kiểm tra và điều trị.

– Nếu tình hình bệnh tật trở nên nghiêm trọng và mèo phải nhập viện, bác sỹ sẽ truyền dịch qua ven cho mèo bị mất nước và tiêm vitamin hoặc thuốc để giúp kích thích sự thèm ăn của chúng. Đôi khi phải đặt ống cho ăn nếu mèo vẫn không muốn ăn.

bệnh bạch cầu ở mèo

– Nếu bạn nuôi nhiều hơn một con mèo, bạn nên cách ly mèo bị cúm để tránh sự lây lan virus gây bệnh cúm mèo. Dùng bát thức ăn, khay vệ sinh riêng, và khử trùng bằng chất khử trùng phù hợp theo như bác sĩ thú y khuyên dùng. Mèo khỏe mạnh nên được chăm sóc riêng biệt, cho mèo mặc quần áo và mang giày dép để giữ ấm và giữ vệ sinh cho mèo.

5. Chăm sóc mèo sau bệnh cúm

– Phần lớn những em mèo bị nhiễm FHV sẽ hồi phục, nhưng điều này có thể mất vài tuần. Một số em mèo phải mang virus suốt đời. Một số khác phải chịu đựng các căn bệnh thứ cấp, bao gồm tổn thương vĩnh viễn, viêm niêm mạc đường mũi, mắt, xoang và đường thở do viêm và nhiễm trùng thứ cấp.

calicivirus ở mèo

Những nhiễm trùng này dẫn đến viêm mũi mãn tính hoặc các vấn đề về mắt tái phát có thể cần điều trị thường xuyên. Trong một số trường hợp, mèo có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhiễm trùng đến nỗi chúng phải cắt bỏ một hoặc cả hai mắt. Điều trị sớm là rất quan trọng trong việc ngăn chặn hậu quả này.

– Ngược lại, mèo bị FCV có thể hết hẳn sau một thời gian. Hầu hết mèo sẽ loại bỏ nhiễm trùng và không còn bị nhiễm trùng sau vài tuần hoặc vài tháng. Một thiểu số nhỏ có thể vẫn bị nhiễm bệnh trong vài năm.

6. Cách phòng ngừa mèo bị cúm

– Cách phòng ngừa mèo bị cúm tốt nhất là tiêm ngừa cho chúng. Hiện nay ở Việt Nam có vaccine phòng 4 bệnh là phổ biến nhất. Để vaccine phát huy hiệu quả, bạn nên cho mèo chích ngừa khi chúng trên 3 tháng tuổi. Để biết cách thức và thời gian cho mèo đi chích, bạn nên đọc thêm “Các lưu ý khi tiêm phòng cho mèo” của chúng tôi.

bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Lưu ý: Vaccine chữa mèo bị cúm không phải lúc nào cũng có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh nhưng thường sẽ ngăn ngừa bệnh nặng. Mặc dù đã được tiêm phòng, em mèo vẫn phát triển một dạng cúm mèo nhẹ có thể là do:

  • Có nhiều chủng FCV và vắc-xin chỉ có thể bảo vệ chống lại một số trong số chúng
  • Hệ thống miễn dịch mèo bị quá tải nếu chúng bị nhiễm một loại virus rất độc
  • Mèo có thể có các rối loạn khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của chúng làm giảm phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng
  • Mèo có thể mang mầm bệnh cúm mèo không triệu chứng do nhiễm trùng trước khi tiêm phòng

– Vaccine chống Chlamydophila và Bordetella bronchiseptica cũng có sẵn, nhưng thường không có ở Việt Nam.

– Hạn chế cho mèo ra ngoài đường đi rong để tránh bị lây bệnh cúm mèo từ những con mèo khác. Nếu có nhu cầu gửi mèo, hãy chọn những chỗ uy tín, sạch sẽ để tránh bị lây nhiễm chéo. Hoặc thay vì gửi mèo, bạn có thể tập cho mèo ở nhà một mình dài ngày (3,4 ngày) theo các hướng dẫn của chúng tôi.

– Tăng khả năng đề kháng cho mèo bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng. Mèo có sức đề kháng tốt sẽ nhanh khỏe hơn những con khác.

Tổng kết

Mèo bị cúm thường do virus Herper và Calicilin gây ra. Bệnh thường được lây lan trực tiếp từ những con mèo bị cúm hoặc gián tiếp từ virus có trên các vật dụng, quần áo, hay thậm chí là tay của con người. Các triệu chứng mèo bị cúm thường là:

  • Ho, hắt xì, thở khò khè
  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Bỏ ăn, mệt mỏi, lờ đờ
  • Hay trốn, thay đổi hành vi
  • Mèo bị cảm sốt
Nếu phát hiện mèo bị các dấu hiệu trên đây, hãy đưa chúng đến thú y để được chữa trị. Thật không may là không có thuốc trị cúm cho mèo đặc trị, chỉ có thuốc giúp loại bỏ triệu chứngvà loại bỏ virus/vi khuẩn gây bệnh. Nhiều trường hợp mèo bị tổn thương vĩnh viễn hoặc mang mầm bệnh suốt đời.
Nếu bạn nuôi nhiều hơn một con mèo, hãy đưa chúng đi kiểm tra để phòng ngừa, rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với mèo để tránh lây bệnh chéo cho những con còn lại. Cúm mèo vẫn tồn tại, mặc dù có sẵn vaccine. Tuy nhiên, vaccine sẽ giúp mèo của bạn bị bệnh nhẹ hơn với các triệu chứng đỡ hơn.
Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!