Chó mèo có biết bạn đang lếu lều hay không? Nếu được phép ở trong cùng một phòng, hầu hết các con chó mèo sẽ quan sát chủ nhân của chúng lếu lều.
Tui đã từng hẹn hò với một anh chàng có một con mèo mướp xám xinh đẹp. Là một người nuôi mèo, mị rất ư là rất hạnh phúc khi tìm được một người yêu có sở thích giống mình. Đó là cho đến khi mị phải đối mặt trực tiếp với con quỷ mèo kể trên khi đang lếu lều. Khi mị đang nằm đó hưởng thụ thì con mèo xám đó nhảy lên đầu giường và nhìn chằm chằm vào mị. Mặt nó chỉ cách mặt mị có vài cm. Mị biết mị đẹp, nhưng cái cách nó nhìn khiến mị bắt đầu cảm thấy bất an lạ lùng. “Ừm, ờ” mị rướn người lên và nói người eo, “khoan đã anh” Tụi mị tiếp tục lếu lều, nhưng mị không thể nào thích thú được nữa. Con mồn lèo đó, đầu nghiêng sang một bên, tiếp tục nhìn chằm chằm vào mặt mị. Mị có cảm giác nó đầy nham hiểm, như thể nó có thể đang nghĩ, “Mày cứ chờ coi con kia…” trong khi sắp thực hiện một âm mưu quỷ quái nào đó với mình. Hầu hết mọi người mị kể chuyện đều nói nó chỉ là mèo thôi, nó chả biết mình đang làm gì đâu. Nhưng mà có thiệt là zậy hem? |
1. Chó mèo có biết bạn đang lếu lều hay không?
Chó có thể nói rằng có điều gì đó đang xảy ra. Loài chó có hệ thống khứu giác đáng kinh ngạc; chúng có thể được huấn luyện để đánh hơi bom, tìm người, phát hiện ra ung thư, và thậm chí một thứ gì đó tinh vi như lượng đường trong máu thấp.
Khứu giác của chó có thể cho chúng biết bạn đang lếu lều. Chúng nghe thấy tiếng động, tiếng ồn bạn tạo ra và ngửi thấy mùi gì khác lạ ở trong phòng ngủ của bạn. Nhưng tất nhiên chúng không coi việc bạn đang làm là lếu lều theo cách thông thường mà mọi người nghĩ về nó. Thay vào đó, chúng xem nó như một sự trao đổi năng lượng; chuyển hướng hành động và sự chú ý khỏi chúng, và hướng tới người khác.
Nếu chó biết nói, tất nhiên là chúng sẽ không nói rằng “Chủ nhân của tôi đang lếu lều”, mà là “Tôi ngửi thấy mùi pheromone. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng tôi rất tức giận vì không có ai cho tôi ăn ngay bây giờ.”
Còn những người bạn mèo của chúng ta thì sao?
Có ít nghiên cứu và quan tâm hơn đến câu hỏi về nhận thức của mèo đối với việc con người lếu lều. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Mèo nổi tiếg về thái độ bất cần đời. Chúng ít quan tâm đến cuộc sống của chúng ta hơn so với các bạn chó. Thậm chí đôi khi chúng còn có vẻ coi thường chúng ta nữa.
Tương tự như chó, mũi mèo rất thính, thậm chí là còn thính hơn chó ở một số mùi. Bạn có thể tìm hiểu thêm khả năng tuyêt vời của mũi mèo để biết chúng thính đến độ nào. Mèo ngửi thấy mùi lạ, nghe thấy những tiếng động khác với những gì chúng ta thường làm khi ở trên giường hoặc trên ghế sofa. Nhưng tất nhiên là chúng không biết chúng ta đang lếu lều hay tự sướng. Chúng cũng không quan tâm tới những gì chúng ta đang làm, trừ khi bạn đang ôm chiếc gối yêu thích của chúng hoặc chiếm chỗ của chúng.
2. Tại sao chó mèo lại xen vào khi bạn lếu lều
a. Ghen tị
Hầu hết những hành vi kỳ lạ của thú cưng khi bạn đang lếu lều đều xuất phát từ việc chúng bị kích động vì ghen tuông. Sự ghen tị là một vấn đề rất lớn đối với động vật nói chung. Hầu hết các vấn đề về hành vi của thú cưng bắt nguồn từ sự ghen tị với con khác hoặc người khác trong cuộc sống của chủ nhân/con sen.
Tuy nhiên, đó không phải là ghen tuông tình yêu hay lãng mạn. Nó giống với cảm giác bạn nhận được khi nghe tin bạn thân của mình tìm được một đứa bạn thân mới khác. Sự ghen tị cũng có thể xuất phát từ cảm giác bị bỏ rơi. Trong khi các bạn đang “chơi đùa” với nhau ở trên giường thì chúng lại bị ‘hắt hủi’ ngồi ngoài nhìn.
Những con chó không thấy những gì bạn đang làm là lếu lều. Động vật ngây thơ hơn chúng ta rất nhiều, chúng suy nghĩ tương tự như trẻ em. Đó là lý do tại sao khi chúng nhảy vào bạn, chúng chỉ đang cố gắng để tham gia vào những gì chúng coi là cuộc chơi và để lấy lại sự chú ý của bạn vì ghen tị.
Sự ghen tị đó khiến chúng muốn xen vào cuộc chơi. Thông thường, chúng làm điều này bằng cách đi đi lại lại, nhìn chằm chằm, khều bạn, ngồi ngay trước đầu bạn khi bạn đang lếu lều hoặc kêu meo meo hoặc sủa to để nhắc nhở bạn rằng chúng vẫn còn đang ở trong phòng đó.
Mèo cũng ghen tị nhưng chúng không cảm thấy quá tủi thân như chó. Có khi chúng xen vào cuộc vui của bạn có thể là vì động tác nào đó bạn làm kích thích bản năng vồ bắt sẳn mồi của chúng. Chưa kể mèo lại còn là chúa tò mò, chúng tò mò theo kiểu: 2 đứa quái này làm cái mại gì mà rần rần zậy!
b. Đánh giá
Tuy nhiên, động vật không chỉ đơn thuần có sự ghen tị. Chúng cũng có khả năng phán xét hay đánh giá. Bởi vì chúng có khả năng điều chỉnh các đặc điểm cá nhân mà mọi người có xu hướng bỏ qua, chẳng hạn như năng lượng tiêu cực hoặc ý định không an toàn. Chó mèo thường có thể biết khi nào ai đó không phù hợp với bạn.
Vì vậy, có thể việc chó mèo liên tục nhìn chằm chằm vào lúc bạn đang lếu lều là cách chúng phân tích “đối tác” của bạn và tìm hiểu xem họ có đáng tin cậy hay không. Rõ ràng hơn, nếu chúng thực sự tấn công bạn hoặc bạn tình của bạn trong khi 2 người đang lếu lều, thì đó có thể là cách chúng nói “Người này là đứa đểu giả không đáng tin. Hãy đá họ ra khỏi đây đi.”
Nếu thú cưng của bạn không thích ai đó, đó là một dấu hiệu mà bạn cũng không nên thích họ.
c. Bảo vệ
Lý do này thường phù hợp với loài chó hơn là mèo. Cách chó cảm nhận sự thân thiết giữa hai người sẽ khác nhau dựa trên mối quan hệ của chó với mỗi người, hoàn cảnh sống, cảm giác an toàn và khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên trong môi trường của chúng.
Nếu một con chó sống với một chủ nhân là nữ, chúng sẽ cảm nhận động tác thân thiết của một người lạ (mới quen) như ôm hôn là một mối đe dọa. Một con chó có mối quan hệ đặc biệt với một người chủ và ít gắn bó hơn với người kia có thể coi sự thân thiết giữa hai người là một mối nguy hiểm.
Một số con chó có thể không lo lắng về sự thân mật cho đến khi có nhiều tiếng nói của một hoặc cả hai bạn tình, lúc đó chúng có thể lo ngại rằng có điều gì đó tồi tệ đang xảy ra. Chúng có thể cố gắng làm gián đoạn sự kiện hoặc ngăn cản sự thân mật của 2 người.
Con chó của bạn có thể thực hiện hành vi canh gác như tư thế chặn cơ thể giữa hai người, xô đẩy giữa họ, một con chó dùng đầu để đẩy bàn tay / cánh tay của bạn ra xa, gầm gừ hoặc hành vi gây phản cảm khác. Hành vi canh gác có thể xuất hiện ngay khi bạn bắt đầu thân mật, chẳng hạn như hai người tiếp cận nhau, hoặc có thể xuất hiện trong khi bạn lếu lều nếu con chó nhận thấy chủ nhân của mình đang gặp nguy hiểm.
Một số con chó cũng có thể bắt đầu canh giữ giường nếu nó nghĩ rằng sự gần gũi có thể sắp xảy ra (ngửi pheromone, quan sát các hành vi mà chúng nhận ra là sẽ dẫn đến sự thân mật). Chó của bạn có thể sủa, nhảy hoặc huých vào chủ để thu hút sự chú ý. Chúng có thể nhảy vào giữa và đưa ra những hành vi chơi đùa.
3. Làm thế nào để thú cưng không xen vào?
Nếu chú chó hay mèo của bạn không xen vào cuộc vui giữa 2 người hoặc chúng không khiến bạn khó chịu hay mất hứng, thì hãy cứ để chúng ở đó. Việc đóng cửa và nhốt chúng ở bên ngoài chỉ khiến cho mọi việc “tệ” hơn. Chúng sẽ bắt đầu kêu gào cào cấu vì không được vào trong phòng như bình thường.
Nhưng nếu bé cưng của bạn liên tục xen vào cuộc lều lếu của bạn, hãy áp dụng một vài cách sau đây:
– Làm cho việc lếu lều trở nên bình thường
Khi các hành vi của bạn trở thành một phần trong thói quen bình thường của bạn, thú cưng có xu hướng coi chúng là điều hiển nhiên và ổn định. Điều này tương tự như việc bạn mang về một món đồ chơi mới vậy. Ban đầu có chúng sẽ rất thích thú, nhưng sau đó sẽ trở nên nhàm chán.
– Cho chúng một khu vực riêng
Huấn luyện chó của bạn ở trong một “khu vực” trong khi bạn lếu lều có thể ngăn chúng làm gián đoạn cuộc vui. Điều này khó để áp dụng cho mèo vì chúng rất cứng đầu và đôi khi không thèm coi bạn ra gì. Loại bỏ hình ảnh trực quan của hoạt động có thể hữu ích trong một số trường hợp. Đây là điều bạn sẽ muốn thực hành để chó của bạn không bị căng thẳng khi ở một nơi xa lạ tách biệt với bạn.
– Dụ chúng bằng đồ chơi
Đánh lạc hướng là một cách tuyệt vời để giữ cho chú chó hoặc mèo của bạn vui vẻ, không làm phiền bạn. Hãy cho chúng một món đồ cụ thể mà chúng yêu thích, cho dù đó là xương hay đồ chơi, và đặt chúng trong một căn phòng khác hoặc bên ngoài với món đồ chơi đó.
Lưu ý: – Không phản ứng lại tiếng sủa của chó (tiếng kêu của mèo) hoặc những lời gián đoạn khác nếu chúng đang tìm kiếm sự chú ý. – Việc la mắng và / hoặc đẩy thú cưng của bạn ra xa vẫn gây chú ý và có thể củng cố hành vi cho một số con nhất định. |
Tổng kết
- Cảm thấy ghen tị, hiếu kỳ
- Không tin tưởng bạn hoặc người tình của bạn
- Bảo vệ chủ nhân