Nhìn tai mèo giúp bạn biết được chúng đang giận dữ hay căng thẳng

Khác với con người chúng ta, ngoài việc để nghe thì tai mèo còn đảm đương nhiều nhiệm vụ hay ho hơn nữa. Và bạn có thể bất ngờ vì đôi tai của chúng có thể làm được nhiều điều tuyệt vời hơn bạn nghĩ.

1. Tai mèo có 32 cơ bắp

Tai của mèo khá giống với tai của các loài động vật có vú khác và có chung ba vùng cấu trúc: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trên tai của mèo có chứa 32 cơ bắp giúp chúng có thể điều khiển và xoay xoay tai theo ý mà chúng muốn. Đồng thời, tai mèo như một bộ phận radar, giúp chúng phát hiện chính xác nơi đang phát ra tiếng ồn tăng độ nhạy thính giác của chúng từ 15 – 20%.

2. Giúp mèo giữ thăng bằng

Nghe có lẽ kỳ lạ nhưng thật vậy. Trong ống tai mèo có chứa đầy chất lỏng và khi chất lỏng đó dịch chuyển sẽ đưa tín hiệu lên não thông báo đang có sự thay đổi. Các tín hiệu này giúp cho mèo có được những phán đoán chính xác để có thể tự điều chỉnh bản thân.

Chính khả năng này đã giúp những chú mèo có thể tiếp đất một cách an toàn khi rơi từ ghế sofa xuống khi chúng đang say giấc nồng mà không gây ra bất kỳ chấn thương nào.

3.  Tai mèo giúp giao tiếp

Mèo dùng nhiều cách để giao tiếp với nhau. Hai tai mèo được sử dụng để giao tiếp với đồng loại một cách tinh tế. Và nếu như bạn để ý thì chúng cũng sử dụng tai để giao tiếp với bạn. Sự khác biệt ở đây là khi tai mèo dựng lên hoặc cụp xuống sẽ cho bạn thấy chúng muốn làm thân hay đang muốn cắn bạn.

4. Cảm giác nghe

Cảm giác nghe của mèo rất mạnh. Hầu hết tất cả các loài mèo đều có thính giác mạnh gấp 5 lần so với chúng ta. Mèo nghe thấy tần số thấp hơn và tần số cao hơn so với chó và con người. Phạm vi thính giác của mèo là khoảng 45hz đến 64khz, so với 67hz đến 45khz ở chó. Trong khi phạm vi thính giác của con người thường được chốt ở 20hz đến 20khz.

tai mèo

Khả năng này giúp chúng có thể định vị chính xác con mồi đang ở đâu để vây bắt và giữ cho mình an toàn trước những mối nguy hiểm rình rập. Không những mạnh mà 2 tai của mèo còn rất chính xác. Bởi vì tai ngoài của mèo có thể xoay hoàn toàn 180°, chúng có thể thực sự phân biệt được 2 nguồn âm thanh đang phát ra từ những nơi cách chúng đến 1m chỉ trong 6% giây.

5. Mèo sinh ra bị điếc

Những chú mèo mới sinh thường có 2 ống tai đóng. Vì thế chúng không thể nghe ngay lập tức. Phải mất một khoảng thời gian để ống tai mở ra thì chúng mới có thể nghe thấy được. Sau khoảng 1 tuần, ống tai mèo sẽ mở. Chú mèo sẽ có thể định hướng được nơi phát ra âm thanh 2 tuần sau đó. Khi được 1 tháng tuổi, tai đã ổn định và dần quen với thứ, chúng sẽ phân biệt được 2 nguồn âm thanh khác nhau.

tai mèo

Cũng giống như con người, một số em mèo sẽ không phát triển được khả năng nghe. Tai của mèo có thể đã gặp phải chấn thương, tuổi già, nhiễm trùng hoặc bệnh tật khiến chúng không thể nghe được nữa. Khi một giác quan bị hư hỏng thì những các giác quan khác sẽ phát triển vượt bậc. Mặc dù bị điếc nhưng về cơ bản là mèo vẫn ổn và có thể sinh hoạt một cách bình thường.

6. Mèo trắng có nguy cơ bị điếc cao

Theo Trung tâm Y tế Cornell Feline:

  • Chỉ có 17% đến 22% những em mèo trắng không có mắt xanh bị điếc.
  • 30% mèo trắng mắt xanh bị điếc.
  • 65%-85% mèo trắng có một mắt màu xanh bị điếc.

Sự thiếu hụt hắc tố tạo ra mắt xanh và lông trắng cũng gây ra một số thay đổi bên trong cấu trúc tai của mèo. Mèo trắng mắt xanh có xu hướng có nhiều bất thường ở ốc tai, phần tai chịu trách nhiệm gửi tín hiệu âm thanh đến não. Nếu một con mèo có một mắt xanh bị điếc ở một tai, tai bị điếc sẽ luôn ở bên có mắt xanh.

Mèo trắng khác với mèo bạch tạng, mặc dù cả hai đều có bộ lông màu trắng. Để phân biệt được giữa 2 con, bạn có thể đọc thêm sự khác biệt giữa mèo trắng và mèo bạch tạng.

7.  Lông trên tai mèo

Lông trên tai của mèo làm cho chúng có vẻ ngốc nghếch. Nhưng phần lông này nó giúp ngăn những mảnh vỡ, âm thanh đi trực tiếp vào tai.

8. Thể hiện tâm trạng

Tai còn giúp bạn phán đoán xem mèo của bạn đang cảm thấy như thế nào. Khi 2 tai mèo dựng thẳng đứng thì đó là lúc chúng đang rất tức giận, giận dữ bạn nên cẩn thận khi sờ vào chúng nếu không muốn bị cắn. Ở những vị trí khác nhau thì sẽ biểu hiện những cảm xúc khác nhau. Bạn có thể xem thêm ngôn ngữ tai và cơ thể mèo theo hướng dẫn.

Nhiệt độ tai mèo có thể giúp bạn biết liệu mèo có đang căng thẳng hay không. Phản ứng của mèo đối với nỗi sợ hãi và căng thẳng bao gồm tăng adrenaline và những thay đổi sinh lý khác dẫn đến việc tạo ra năng lượng trong cơ thể.

Một phần năng lượng đó được giải phóng dưới dạng nhiệt, làm tăng nhiệt độ cơ thể của mèo ở một số khu vực. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhiệt độ của tai phải của mèo có thể tăng nếu chúng cảm thấy căng thẳng.

9. Tai mèo có túi

Bạn có thể nhận thấy tai mèo có các nếp gấp da tạo thành những chiếc túi nhỏ kỳ quặc. Túi nhỏ trong tai mèo này được gọi là túi viền da hoặc túi hoặc túi của Henry. Túi Henry không chỉ có ở mèo mà còn có thể thấy trên nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm cả chó.

Tai mèo bẩn, dơ

Thật thú vị là không ai thực sự biết chiếc túi này dùng để làm gì nhưng người ta suy đoán rằng nó giúp tăng cường thính giác của mèo, có thể là âm thanh tần số cao hơn. Nơi đây dễ làm ổ cho ký sinh trùng, vì vậy, bạn hãy để ý kỹ khu vực này nhé!

10. Mèo có nhiều hình dáng tai khác nhau

Ở một số giống, tai mèo không thẳng như bình thường. Tại của mèo Scottish Fold thì cụp xuống trong khi tai của mèo American Curl thì lại bẻ ngược lên. Đột biến ở mèo Mỹ tai xoắn American Curl chỉ ảnh hưởng đến sụn tai, trong khi đột biến của Scottish Fold’s có liên quan đến dị dạng xương và tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp.
 
Một số con mèo khác lại có 4 tai thay vì 2. Đôi tai bổ sung là kết quả của một đột biến gen. Những con mèo này cũng có một số bất thường khác, như đôi mắt của chúng nhỏ hơn và chúng cũng có một chút khuyết điểm.
 

11. Ống tai mèo có cơ chế tự làm sạch

Mèo không cần bạn giúp để giữ sạch tai. Trên thực tế, cố gắng làm sạch tai mèo có thể khiến các bệnh về tai phát triển. Mèo là những sinh vật nhạy cảm và chúng sẽ phản ứng khó chịu khi chúng ta đưa mọi thứ vào tai chúng. Trừ khi con mèo của bạn có vấn đề về tai như rận tai ở mèo, bạn không nên lau rửa tai mèo làm gì cả. Đây là một căn bệnh thường gặp và có thể khiến mèo bị điếc nếu không được chữa trị. Chúng tôi khuyến khích bạn nên biết được các dấu hiệu nhận biết rận tai mèo để xử lý phù hợp

Nếu mèo có các vấn đề về tai, như tai mèo bị chảy nước hay tai mèo có mùi hôi, bạn nên đưa chúng đến thú y.

CẤU TẠO TAI MÈO: bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.

– Tai trong là một cấu trúc phức tạp bao gồm ốc tai (cơ quan nghe) và hệ thống tiền đình (cơ quan giữ thăng bằng). Các kênh hình bán nguyệt, được tìm thấy trong tai trong, chứa đầy chất lỏng và rất quan trọng để duy trì sự cân bằng và định hướng không gian của mèo.

– Tai giữa bao gồm màng nhĩ và một buồng nhỏ chứa đầy không khí, chứa 3 xương nhỏ (gọi là Ossicles): xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Nó cũng bao gồm 2 cơ, cửa sổ hình bầu dục và ống eustachian (một ống nhỏ nối tai giữa với mũi sau, cho phép không khí đi vào tai giữa).

– Tai ngoài bao gồm loa tai (phần bạn thấy được làm bằng sụn và được bao phủ bởi da, lông hoặc tóc) và ống tai. Loa tai được tạo hình để bắt sóng âm thanh và truyền chúng qua ống tai đến màng nhĩ. Ở mèo, loa tai di động và có thể di chuyển độc lập với nhau.

Ống tai của mèo sâu và thon hơn ở người, tạo ra một cái phễu tốt hơn để truyền âm thanh đến màng nhĩ. Ống sâu hơn này có thể tích tụ chất bẩn và sáp có thể dẫn đến viêm và nhiễm trùng thứ cấp, mặc dù ở mức độ nhẹ hơn ở chó.

Tổng kết

Tai đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt ngày thường của loài mèo. Nhờ có khả năng nghe phi thường, mèo có thể nghe được những âm thanh nhỏ nhất của con mồi để bắt chúng. Tại còn giúp mèo giữ thăng bằng và giao tiếp với bạn và các con mèo khác. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng tai của mèo luôn trong tình trạng tốt nhất, chúng luôn sạch sẽ và không bị các vấn đề như bệnh rận tai hoặc viêm tai ở mèo…Nếu bạn phát hiện bất cứ điều gì bất thường ở tai mèo, hãy đưa chúng đi thú y ngay lập tức.
Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!