Nếu thỏ của bạn chưa triệt sản và bạn lo lắng rằng nó có thể đang mang thai, thì bạn có thể kiểm tra một số dấu hiệu xem thỏ mang thai hay không. Một số con thỏ cái chưa triệt sản cũng sẽ mang thai giả. Vì vậy, bạn có thể nhận thấy một số hành vi này ở thỏ ngay cả khi chúng không thể mang thai.
1. Tổng quan
Bạn đã từng nghe câu “đẻ như thỏ” chưa? Câu này nhằm ám chỉ khả năng sinh sản nhiều và nhanh của loài thỏ. Khả năng giao phối liên tục và nhiều (6 lần trong 30 phút) khiến khả năng thỏ mang thai là rất cao. Bạn có thể tham khảo bài viết “Ông hoàng giao phối thỏ về tốc độ và số lần” để tìm hiểu thêm.
Thỏ có thể mang thai ngay khi đến tuổi trưởng thành. Đối với thỏ cái, điều này thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng tuổi và có thể tiếp tục sinh con đến 4 tuổi. Thời gian thỏ mẹ mang thai là khoảng 30 – 31 ngày.
Không giống như hầu hết các loài động vật, thỏ có thể thụ thai vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thỏ cũng có thể mang thai trở lại ngay sau khi sinh một lứa, và chúng có thể mang thai vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Chúng không bị giới hạn trong chu kỳ động dục như nhiều loài động vật khác và thay vào đó, chúng sẽ rụng trứng sau khi giao phối.
Vì vậy, nếu việc giao phối của chúng không được kiểm soát, một cặp thỏ có thể có 12 lứa trong một năm, thỏ đẻ 1 lần 1-14 thỏ con trong một l. Và đó là con số rất nhiều! Vì vậy, nếu bạn nuôi 1 cặp thỏ khác giới, bạn nên tách chúng ra khu vực riêng hoặc cho chúng triệt sản. Chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên triệt sản thỏ vì điều này sẽ giúp hạn chế hành vi đánh dấu lãnh thỏ, quậy phá của thỏ. Chưa kể đến việc phân biệt giới tính của thỏ không hề dễ tí nào.
Ngay cả những chuyên gia đôi khi cũng gặp khó khăn khi phân biệt giới tính của thỏ non. Đôi khi, tinh hoàn của thỏ đực sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường để hiện ra và đôi khi tuyến mùi của thỏ cái trẻ non sẽ trông giống như tinh hoàn mới nổi của thỏ đực.
Hành vi giao phối của thỏ không phải lúc nào cũng là một hành vi tình dục. Nó cũng là một hành vi thống trị. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy một con thỏ đang đè một con thỏ khác, điều đó không có nghĩa là một con đực và một con cái đang giao phối. Đó có thể là con thỏ nằm trên đang khẳng định vị thế của mình so với con thỏ nằm dưới.
2. Làm sao biết thỏ mang thai?
Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, có rất ít dấu hiệu nhận biết thỏ mang thai. Tuy nhiên, khi quá trình mang thai tiến triển, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu thỏ mang thai. Hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và hành vi của thỏ để có thể chăm sóc thỏ mang thai đúng cách. Dưới đây là cách nhận biết thỏ có bầu:
- Thỏ tăng cân và ăn nhiều hơn: Thỏ sẽ lớn hơn, tuy nhiên, có thể khó nhận ra sự khác biệt bằng mắt thường. Cách nhận biết thỏ mang thai này chỉ có thể thực hiện nếu bạn cân thỏ thường xuyên, trước khi thỏ mang thai và sau khi chúng đạt tới độ tuổi trưởng thành.
- Hung dữ và bảo vệ lãnh thổ hơn chỉ vài ngày sau khi chúng có bầu. Nếu thỏ đột nhiên ngoe nguẩy và gầm gừ với bạn và những con thỏ khác; hoặc trở thành một con thỏ cục cằn, thì đây là biểu hiện của thỏ khi mang thai. Tốt nhất là bạn nên cho con thỏ có bầu không gian, nó sẽ sớm trở lại bình thường. Mặc dù vậy, nếu thỏ của bạn thường không thân thiện, bạn có thể khó biết nó có mang thai hay không nếu chỉ dựa vào sự thay đổi tâm trạng.
- Cảm nhận phần thân của thỏ: Cách nhận biết thỏ có bầu chắc chắn nhất là sờ bụng thỏ nhẹ nhàng sau 10-14 ngày. Đặt bàn tay của bạn bên dưới bụng của chúng và nâng lên để nhẹ nhàng cảm nhận xem có cục u nhỏ cỡ quả nho hay không. Những cục u nhỏ này là những chú thỏ con. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì sờ quá mạnh có thể làm tổn thương những chú thỏ chưa hình thành đầy đủ. Sau 2 tuần, bạn hoàn toàn không nên thử cách này mà hãy đem thỏ ra thú y xử lý.
Đào bới: Một số con thỏ sẽ bắt đầu cố gắng đào sâu vào các góc của chuồng nuôi sau khi mang thai vài tuần. Điều này xuất phát từ bản năng đào hang hoang dã của chúng để đào tổ mới cho con của chúng.
- Làm tổ và nhổ lông: Một con thỏ mang thai sẽ biểu hiện hành vi làm tổ khoảng một tuần trước khi sinh nở, đôi khi vào ngày cuối cùng. Chúng sẽ gom cỏ khô hoặc các vật dụng mà nó có thể mang bằng miệng để di chuyển đến vị trí làm tổ, hoặc đẩy chăn hoặc bộ đồ giường rời vào nhau để tạo không gian thoải mái cho việc sinh nở. Nếu không có đủ vật liệu, thỏ thậm chí có thể tự xé lông của mình ở diềm cổ để mở rộng ổ và làm chăn cho những chú thỏ con.
- Thỏ con đá: Trong những ngày cuối cùng của thai kỳ, bạn có thể nhận thấy những cú đá ở hai bên hông thỏ mẹ khi thỏ con di chuyển trong bụng chúng. Đó là dấu hiệu thỏ có thai.
Chu Kỳ Thỏ Mang Thai |
Ngày | Dấu hiệu |
6 – 8 | Thỏ cái bắt đầu ăn nhiều hơn và ngày càng trở nên kích động. Có nhiều khả năng hung dữ đối với thỏ đực hơn. |
10 – 12 | Bụng thỏ sẽ sưng lên, rờ vào sẽ có những cục u nhỏ. Đây là những con thỏ con |
15 – 18 | Thỏ sẽ dự trữ cỏ khô và chăn mền. Nó cũng sẽ bắt đầu giựt lông để tạo lớp lót cho tổ của mình. |
18 – 20 | Quá trình làm tổ kết thúc. Nó sẽ thư giãn và dành nhiều thời gian hơn để ngủ. |
29 – 32 | Thỏ đẻ và quá trình này thường diễn ra vào buổi tối. |
3. Cách chăm sóc thỏ mang thai
Phần lớn, thỏ mang thai sẽ có thể tự chăm sóc bản thân. Bạn chỉ cần cẩn thận với thái độ hung hăng hơn của thỏ khi nó chuẩn bị chăm sóc những đứa con mới chào đời của mình. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giúp thỏ mang thai thoải mái và có một thai kỳ thành công.
a. Chuẩn bị nơi ở cho thỏ mang thai
Thỏ mang thai sẽ cần không gian cho ổ của nó và đủ chỗ tất cả thỏ con. Một con thỏ cái có thể có tối đa 15 con trong một lứa, vì vậy bạn nên chuẩn bị không gian rộng rãi cho chúng, đặc biệt nếu bạn không có chuồng xếp tầng cho chúng đi khi chúng cai sữa.
Để làm ổ đẻ cho thỏ, bạn có thể dùng một cái khay cát vệ sinh cho mèo, nó sẽ dễ dàng để làm sạch và lau chùi. Hoặc bạn có thể dùng hộp nhựa có khoét một bên để thỏ có thể dễ dàng ra vào. Làm ổ đẻ cho thỏ hộp bằng gỗ cũng là một sự lựa chọn, nhưng chúng không dễ lau chùi. Hộp sẽ phải đủ lớn để vừa hoàn toàn thỏ mẹ, nhưng không quá lớn. Bạn sẽ muốn những con thỏ con ở yên sau khi chúng được sinh ra. Cho thỏ một lượng lớn cỏ khô để chúng có thể làm ổ theo ý thích của mình.
Ổ đẻ cho thỏ mang thai nên được đặt trong một chiếc lồng lớn hoặc chuồng quây. Điều này sẽ đảm bảo rằng thỏ mang thai sử dụng ổ đẻ của bạn, nó cũng giúp bạn dễ dàng theo dõi thỏ con nếu chúng đều ở trong một khu vực này.
b. Cho thỏ mang thai ăn gì?
Thỏ mang thai và cho con bú sẽ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn vì chúng đang ăn cho cả mình và những đứa con đang lớn. Tuy nhiên, việc tăng kích cỡ khẩu phần ăn của thỏ cái có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên cho thỏ ăn thêm 1 – 2 bữa mỗi ngày hơn là một bữa lớn. Tuy nhiên, bạn có thể tăng khẩu phần ăn của thỏ khi cảm thấy cần thiết vào mỗi tuần của thai kỳ.
Thức ăn cho thỏ mang thai sẽ gồm:
– Cỏ khô: thỏ mang thai nên ăn cỏ khô linh lăng alfalfa vì chúng có hàm lượng protein, đường và canxi cao được khuyến nghị cho sự phát triển tốt của thỏ con và sức khỏe của thỏ mẹ. Để tránh thỏ bị rối loạn tiêu hóa, bạn có thể trộn cỏ khô thỏ đang ăn hiện tại với cỏ linh lăng theo tỷ lệ 1:1 và tăng dần tỷ lệ cỏ linh lăng, cho đến khi hoàn toàn chuyển sang loại cỏ này.
Bạn nên cho chúng ăn cỏ linh lăng trong suốt chu kỳ mang thai của thỏ cho tới khi con của chúng cai sữa. Sau đó, bạn nên chuyển về loại cỏ cũ thỏ hay ăn.
– Tăng lượng rau tươi: Bạn nên lựa các loại rau tươi an toàn cho thỏ, theo sở thích của chúng, và không có thuốc trừ sâu. Để biết thỏ nên ăn rau gì, bạn có thể đọc thêm hướng dẫn cho thỏ ăn của chúng tôi.
– Thức ăn viên: là một nguồn cung cấp chất xơ cao nhưng được bổ sung vitamin, khoáng chất và protein. Bạn hãy chọn loại thức ăn viên cho thỏ được làm từ cỏ linh lăng. Đây là những loại được khuyến khích dùng cho thỏ mang thai vì hàm lượng đường, protein và canxi cao. Với thức ăn viên, bạn nên cho thỏ mang thai ăn từ 15 – 30 g cho mỗi 2,5kg trọng lượng của chúng. Sau khi thỏ cai sữa cho con của chúng, bạn có thể giảm lượng thức ăn viên xuống.
Bạn có thể cho thỏ mang thai dùng thức ăn viên, hạt cho thỏ con Oxbow. Nó có các thành phần cần thiết cho thỏ mang thai, thỏ non hoặc cho con bú. Sản phẩm giàu protein để cung cấp năng lượng tối ưu và chất xơ cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh; protein và canxi cân bằng để hỗ trợ sự phát triển cơ và xương của thỏ non và đang lớn; vitamin và khoáng chất để có sức khỏe tối ưu. Thành phần dinh dưỡng gồm 22% chất xơ, 15% Protein, 2,5% Chất béo và 1,1% Canxi.
– Thêm một thìa yến mạch nguyên hạt hoặc hạt hướng dương đen vào khẩu phần thức ăn hàng ngày sẽ giúp cung cấp thêm chất béo cần thiết trong thời kỳ thỏ mang thai. Hạt hướng dương sẽ tốt hơn khi chú chó của bạn bắt đầu tiết sữa vì chúng có nhiều chất béo nhưng ít carbohydrate giúp tạo sữa.
– Khi thỏ mang thai, bạn nên cho chúng ăn thêm đồ ăn nhẹ như cà rốt, dưa chuột và rau diếp sẽ cung cấp nhiều vitamin cho thỏ mẹ và cũng là một món ăn ngon cho chúng! Nên tránh cho thỏ ăn trái cây ngọt vì chúng có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của chúng.
– Luôn cung cấp đủ nước sạch cho thỏ mang thai, thay nước 2 lần/ngày. Thỏ khi mang thai cần được uống đủ nước để tạo đủ sữa nuôi con. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết, nhất là trong thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố của thỏ liên tục thay đổi và chúng sẽ nhiều nước hơn. Vì vậy, thỏ sẽ không bị mất nước khi sinh và điều này sẽ ngăn thỏ ăn thịt con của chúng.
Lưu ý: |
Bắt đầu từ tuần cuối cùng của thai kỳ, thỏ mang thai nên được cho ăn không giới hạn thức ăn viên và cỏ linh lăng. Lượng calo và chất dinh dưỡng bổ sung này sẽ giúp ích cho sự phát triển của thai nhi cũng như giúp thỏ mẹ sản xuất đủ sữa. Sự thiếu hụt dinh dưỡng về vitamin A và E, i-ốt và selen có thể khiến thỏ bị sẩy thai. Rau bồ công anh, thì là và cây lưu ly được cho là có thể giúp thỏ mang thai tiết nhiều sữa hơn. Hãy cho thỏ ăn tự do lượng thức ăn và nước mà chúng muốn.
c. Các lưu ý khác
– Trong thời gian mang thai của thỏ, hãy tách thỏ cái khỏi thỏ đực. Sự hiện diện của thỏ đực có thể gây căng thẳng cho một con thỏ mới mang thai. Ngoài ra, nếu thỏ đực ở gần khi thỏ cái mới sinh, nó có thể khiến thỏ cái mang thai một lần nữa ngay lập tức. Điều này sẽ khiến thỏ cái căng thẳng và không làm tốt vai trò của người mẹ. Đây là thời điểm thích hợp để bạn thiến thỏ đực để nó không thể gieo giống cho bất kỳ con thỏ nào khác.
– Tránh gây căng thẳng cho thỏ: Giữ thỏ của bạn trong một môi trường yên tĩnh càng nhiều càng tốt. Điều này có thể khiến thỏ cái mang thai thành công.
– Xử lý cẩn thận: Tránh tiếp xúc với thỏ nếu bạn không cần thiết. Khi bạn cần bế thỏ, hãy hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm chúng bị thương.
– Tập thể dục hàng ngày: Đảm bảo rằng thỏ mang thai của bạn có thời gian tập thể dục thường xuyên. Vận động sẽ giúp máu của nó lưu thông và sẽ nhận được chất dinh dưỡng cho em bé đang phát triển.
4. Hiện tượng mang thai giả ở thỏ
a. Thỏ mang thai giả là gì?
Hiện tượng mang thai giả của thỏ xảy ra khi thỏ tin rằng chúng đang mang thai, ngay cả khi điều này là không thể. Nó sẽ hành động y hệt như thể mình đang mang bầu. Thỏ rụng trứng và tin rằng nó đang mang thai. Trạng thái tâm trí này được duy trì trong tối đa 20 ngày.
Điều này thường xảy ra khi:
- Bị kích thích tình dục: Vì thỏ có thể giao phối và bất kỳ thời điểm nào, nên nó có thể bị kích thích nếu bị một con thỏ cái khác hoặc một con thỏ đực đã triệt sản cưỡi lên và làm hành động “nhún nhảy”.
- Căng thẳng tăng cao. Nếu một con thỏ sợ hãi, nó có thể rụng trứng. Thỏ sinh sản để duy trì loài của chúng, do đó, tại sao nỗi sợ hãi lại gây ra sự rụng trứng.
Một con thỏ cái ở mọi lứa tuổi đều có thể trải qua giai đoạn mang thai giả, miễn là nó đã đến tuổi trưởng thành về mặt sinh dục và có khả năng sinh sản về mặt thể chất. Thỏ cái đã triệt sản vẫn có thể trải qua thời kỳ mang thai ảo. Tuy nhiên, điều đó ít xảy ra hơn và nó có lợi cho sức khỏe của thỏ hơn. Chưa kể việc triệt sản sẽ không khiến thỏ cái kém hấp dẫn hơn đối với thỏ đực. Một con đực không được thiến sẽ vẫn giao phối với một con thỏ đã triệt sản, điều này có thể khiến thỏ mang thai giả.
Dấu hiệu thỏ có thai giả sẽ tương tự như dấu hiệu thỏ mang thai thật trong khoảng 18 – 20 ngày. Sau giai đoạn này, quá trình mang thai ảo sẽ dừng lại đột ngột và thỏ trở lại bình thường trở lại. Cách kiểm tra thỏ có chửa thật hay không là thử kiểm tra vùng bụng của chúng, để xem chúng có những cục u nhỏ hay không. Nếu có thỉ thỏ mang thai thật, còn nếu bụng thỏ vẫn bình thường thì là chúng mang thai giả.
Nếu điều này xảy ra với thỏ của bạn, bạn sẽ cần tìm hiểu lý do tại sao. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, vì nó sẽ không khiến thỏ của bạn bị tổn thương. Khả năng sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng, và việc không có đứa con nào sẽ không gây ảnh hưởng đến tâm lý của nó.
Ngay khi giai đoạn mang thai ảo kết thúc, thỏ sẽ quên hết chuyện đó. Nó sẽ khôi phục lại cái chuồng của mình như trước đây, ngừng giật lông và tính khí của nó sẽ trở lại bình thường.
b. Cách phòng ngừa
Triệt sản sớm trong thời gian đầu sẽ giúp kiểm soát hormone của thỏ và giảm khả năng rụng trứng do căng thẳng. Ngoài ra, hãy loại bỏ càng nhiều tác nhân gây căng thẳng càng tốt khỏi môi trường sống của chúng.
Tuy nhiên, bạn hầu như không thể ngăn ngừa tình trạng mang thai giả ở thỏ. Ngay cả khi thỏ của bạn sống một mình, chúng vẫn có thể thực sự tin rằng mình đang mang thai. Rất may là sẽ kết thúc trong 20 ngày và không ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của thỏ, nhưng nó vẫn khiến chúng mệt mỏi. Trong khoảng thời gian này, thỏ rất cần sự đồng cảm và hỗ trợ từ bạn.
Tổng kết
Thỏ không có chu kỳ động dục, chúng giao phối và đẻ quanh năm. Thông thường, thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày thì đẻ. Cách nhận biết thỏ có thai sẽ là thỏ tăng cân, ăn nhiều hơn, thỏ thay đổi tính tình, hung dữ hơn, bụng xuất hiện các cục u nhỏ và xuất hiện các hành vi đào bới, làm tổ và giật lông. Tuy nhiên, đôi khi thỏ cũng mang thai giả với các dấu hiệu nhận biết y hệt như mang thai thật. Tình trạng này sẽ kết thúc trong vòng 20 ngày,
Để chăm sóc thỏ mang thai, bạn có thể tạo cho chúng một môi trường rộng rãi và thoải mái, cung cấp cho chúng nguyên liệu để làm ổ đẻ. Cho thỏ ăn một chế độ giàu dinh dưỡng và calo, tăng lượng thức ăn hoặc khẩu phần ăn của chúng. Đảm bảo môi trường sống của thỏ mang thai yên tĩnh và không có các tác nhân gây căng thẳng. Hãy đối xử với thỏ thật nhẹ nhàng và hỗ trợ chúng thật nhiều.
Nguồn:
- “Rabbit Behavior and Care During Pregnancy and Beyond” The Bunny Lady
- “How To Deal with False Pregnancy in Rabbits” Rabbit Care Tips