Mèo cát là một trong những giống mèo hiếm nhất thể giới. Tuy nhiên, khác với các giống mèo to lớn khác, mèo cát lại khiến bạn xiêu lòng với đôi tai bồng bềnh, đôi mắt to và chiếc mũi nhỏ xíu.
1. Mèo cát có tên trùng với loại đồ uống
Loài mèo nhỏ này có tên là “mèo cát” hay “mèo cồn cát“, do chúng sống ở trên sa mạc. Nhưng tên khoa học của nó thú vị hơn nhiều: Felis margarita. Margarita là một món cocktail phổ biến có nguồn gốc từ Mexico; nó được pha chế từ rượu tequila, rượu mùi cam, và nước cốt chanh.
Tuy nhiên không phải người đặt tên cho nó mê loại cocktail này mà đặt như vậy. Thay vào đó, mèo cát được đặt theo tên của Tướng Pháp Jean Auguste Margueritte, người lãnh đạo cuộc thám hiểm đã dẫn đến việc phát hiện ra loài mèo này vào năm 1858. Victor Loche, một người lính Pháp và nhà tự nhiên học, người đầu tiên mô tả con mèo sau khi chạm trán với nó trong sa mạc Sahara, đã lựa chọn cái tên này.
2. Là loài mèo duy nhất sống chủ yếu trên sa mạc
Trong khi một số loài mèo, chẳng hạn như linh miêu, đi qua các sa mạc, thì mèo cát là loài mèo duy nhất sống độc quyền trong sa mạc. Đây chính là lãnh địa của chúng. Và để có thể sống và làm chủ nơi này, chúng đã thích nghi với khí hậu ở đây theo hai cách chính.
Đầu tiên, chúng đã tìm ra cách để tự bảo vệ mình trước những điều kiện khắc nghiệt nhất, chẳng hạn như nhiệt độ bề mặt tăng lên đến 124 độ vào ban ngày và giảm xuống 31 độ vào ban đêm. Mèo cát có thể tồn tại ở nhiệt độ −5 ° C đến 52 ° C. Chúng có bộ lông dày trên bàn chân, bao gồm cả giữa các ngón chân, giúp cách nhiệt chúng khỏi cái nóng thiêu đốt và cái lạnh quá nhanh.

Ngoài ra, mèo cát hoàn toàn không cần nhiều nước. Chúng có thể sống trong nhiều tuần mà không cần một ngụm nước nào. Mèo cát nhận được tất cả độ ẩm cần thiết từ con mồi mà chúng ăn.
Theo kinh Koran, mèo cát là bạn đồng hành của nhà tiên tri Mohammed và con gái ông trong chuyến đi của họ trên sa mạc.
3. Là những thợ săn hung dữ
Với vẻ ngoài nhỏ nhắn và đáng yêu, mèo cát có thể khiến bạn liên tưởng đến những chú mèo nhà đáng yêu và dễ thương. Nhưng đừng để bị lừa, chúng là những kẻ săn mồi hung dữ và đáng sợ. Mèo cát chủ yếu ăn các loài gặm nhấm nhỏ, nhưng chúng là loài kiếm ăn cơ hội và cũng sẽ săn các loài chim, thỏ rừng và côn trùng. Thậm chí chúng thường đuổi theo rắn mà không hề sợ hãi, đặc biệt là những loài rắn có nọc độc, rắn cát. Sau khi kiếm đủ thức ăn từ con mồi, chúng đào đất và chôn thức ăn thừa để dùng sau này.

Là động vật sống về đêm, mèo cát hầu hết hoạt động săn mồi vào ban đêm. Chúng có khả năng tàng hình một cách ấn tượng, trượt thấp xuống đất bằng đôi chân cong và sẵn sàng vồ mồi. Mặc dù hầu hết mèo đều có thính giác tốt, nhưng mèo cát còn phát triển thính giác của chúng đến mức độ cao hơn nữa. Loa tai hoặc vành tai của chúng cho phép nó nghe rất rõ, nó có thể phát hiện ra những rung động của con mồi trên mặt đất, thậm chí là dưới lòng đất.
Để biết thêm những giống mèo hiếm trên thế giới, bạn có thể tham khảo một số bài viết dưới đây:
4. Sinh sản vào các thời điểm khác nhau
Mèo cát trong tự nhiên không có một mùa sinh sản nhất định. Thay vào đó, thời kỳ sinh sản của chúng thay đổi dựa trên vị trí, có thể do các yếu tố như nguồn tài nguyên sẵn có và khí hậu. Ví dụ, mèo cát ở sa mạc Sahara thường sinh sản từ tháng Giêng đến tháng 4; ở Turkmenistan, mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 4; ở Pakistan, nó kéo dài từ tháng 9 đến tháng 10. Trong khi đó, mèo cát trong điều kiện nuôi nhốt thường đẻ nhiều hơn một lứa mỗi năm. Mỗi lứa thường gồm 3 bé mèo con.
5. Sủa như chó để gọi bạn tình
Mèo Cát giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng dấu móng, mùi hương và phun nước tiểu. Mèo cát không tạo ra nhiều âm thanh, nhưng khi chúng phát ra, đó không phải là âm thanh thông thường như mèo nhà.
Khi muốn thoát khỏi cuộc sống đơn côi và tìm kiếm bạn đời, mèo cát sử dụng tiếng kêu meo meo và phát ra tiếng sủa không khác gì một con chó. Những âm thanh đã được ví như tiếng rít the thé của những con chó nhỏ như chihuahua.
Bởi vì các cá thể mèo cát thường có khoảng cách rất xa và quầ thể của chúng rất ít, nên mỗi lần muốn giao phối, chúng phải kêu rất to. Ngoài tiếng sủa khác thường này ra thì mèo cát cũng phát ra các âm thanh tương tự như mèo nhà: tiếng meo meo, gầm gừ, rít, la hét và grừ grừ…
6. “Nhân viên đào đường” chuyên nghiệp
Khi không ra ngoài để săn mồi, mèo cát cần nơi trú ẩn để trốn cái nóng. Điều đó có nghĩa là chúng phải đào hang làm nơi trú ngụ. Dần dà, việc đào hang trở thành bản năng khiến chúng trở thành những nhân viên đào hang chuyên nghiệp. Chúng có thể đào một cái hang dài 4,5m. Móng vuốt của chúng không thu lại hoàn toàn, điều này hỗ trợ chúng trong nỗ lực đào, mặc dù quá trình này có thể khiến chúng bị cùn.
Tất nhiên là tự mình đào một cái hang riêng thì sẽ cực và tốn thời gian hơn. Nên chúng quyết định là sẽ đi mượn hang của kẻ khác. Chúng sẽ chiếm các hang của nhím, chuột nhảy và sóc đất, và mở rộng nó ra. Hành động này chẳng khác gì anh bạn Khá Lửng mật ong của chúng ta cả.
7. Vận động viên chuyên nghiệp
Khi bước đi, con mèo cát luôn bám sát mặt đất. Có lẽ chúng cảm thấy an toàn hơn khi di chuyển thấp vì không có nhiều vật cản để ẩn nấp phía sau. Mặc dù di chuyển theo cách kỳ lạ này, chúng lại có thể chạy rất nhanh khi cần.
Khác với thân hình phồng phềnh của mèo Manul, mèo cát có thân hình nhỏ nhắn và thon gọn. Điều này giúp chúng chạy nước rút rất nhanh. Khi chạy, tốc độ của chúng đạt 30-40 km một giờ. Chúng cũng có thể di chuyển xa để tìm kiếm thức ăn. Các nhà khoa học ước tính rằng chúng có thể di chuyển từ 5 – 10 km mỗi đêm.
8. Ninja mèo
Vì sống ở khu vực nguy hiểm, mèo cát phát triển khả năng ân thân chi thuật của mình, khiến những kẻ săn mồi khó mà lần ra chúng. Ngoài việc bảo vệ bản thân khỏi sức nóng, lớp lông ở mặt dưới bàn chân của mèo cát còn đóng vai trò như một tấm đệm cho phép chúng đi trên cát mà không bị lún vào đó và không để lại dấu chân.
Chúng thậm chí còn nhắm mắt vào ban đêm khi con người tiếp cận để loại bỏ sự phản chiếu và hòa hợp hoàn toàn với môi trường của chúng.
9. Bị đe dọa bởi sự suy thoái môi trường sống
Loài mèo cát đang bị đe dọa bởi sự suy thoái môi trường sống, vì các hệ sinh thái khô cằn như của chúng rất dễ bị tổn thương bởi hoạt động và định cư của con người. Các mối đe dọa khác bao gồm sự xuất hiện gần đó của cả chó hoang và chó nhà và nguồn con mồi suy giảm do hạn hán.
Chúng là một trong những loài mèo khó nuôi nhất trong điều kiện nuôi nhốt. Hơn 4 trong số 10 con mèo được nuôi nhốt chết khi còn nhỏ. Hiện chỉ có chưa đến 200 con mèo cát được nuôi trong các vườn thú.
Tên gọi chung: Mèo cát Tên khoa học: Felis margarita Loài: Động vật có vú Chiều dài: 39-52 cm; Chiều dài đuôi: 23-31 cm Chiều cao: 24-30 cm Cân nặng: 1,3-3,4 kg Vẻ ngoài: Màu cát nhạt, áo lông nâu xám, mắt xanh vàng, bụng nhạt, lưng hơi đen Nơi sinh sống: Châu Phi, Bán đảo Ả Rập, Tây Nam và Trung Á Tuổi thọ: chưa biết, trong điều kiện nuôi nhốt thì mèo cát có thể sống tới 13 năm |
Mặc dù chúng có chung một số đặc điểm thể chất với mèo nhà, nhưng mèo cát vẫn là mèo hoang dã. Chúng là những thợ săn hung dữ và là nhà vô địch của môi trường sa mạc khắc nghiệt.