Mèo là vật nuôi lý tưởng cho những người bận rộn, nhưng chúng vẫn cần được chăm sóc. Dưới đây là những cách hướng dẫn chăm sóc mèo cơ bản nhất để bé cưng của bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
1. Chăm sóc mèo với dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là điều bạn cần quan tâm nhất trong việc chăm sóc mèo. Nó đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe chúng, quyết định mèo khỏe mạnh, sức đề kháng tốt hay dễ đau ốm bệnh tật. Rất nhiều con mèo bị bệnh mãn tính tái đi tái lại hoặc quá yếu với các căn bệnh truyền nhiễm là do chúng không đủ sức đề kháng để chống chọi căn bệnh đó.
Đa số các bệnh viêm nhiễm về đường tiết niệu của mèo đều do chế độ ăn uống của chúng mà ra. Các căn bệnh về gan nhiễm mỡ, tiểu đường hay tuyến giáp đều là hậu quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh, vô tội vạ và không đủ dưỡng chất.
Vậy nên cho mèo ăn gì? Cho dù bạn cho mèo ăn hạt, pate hay ăn raw thì bạn đều cần phải đảm bảo thức ăn của chúng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dưỡng chất mà chúng cần, phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện sức khỏe của chúng. Để biết cách cho mèo ăn gì để cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, bạn có thể tham khảo hướng dẫn của chúng tôi.
Ngoài thức ăn, bạn cần cung cấp đủ nước cho mèo thông qua chế độ ăn hoặc cho chúng uống nước. Những con mèo ăn hạt đặc biệt cần phải uống nước nhiều hơn vì chúng dễ bị các bệnh về đường tiết niệu, thận và bàng quang.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho mèo ăn cỏ. Nhiều con mèo rất thích ăn cỏ, đặc biệt là cỏ lúa mì mèo, điều này có thể giúp chúng làm sạch búi lông và bổ sung một số loại vitamin cần thiết cho chúng. Bạn có thể trồng cỏ mèo trong chậu nhỏ, loại cỏ này rất dễ trồng. Bạn có thể làm theo hướng dẫn trồng cỏ mèo siêu dễ sau đây.
2. Chơi với mèo
Không chỉ chăm sóc mèo về mặt thể chất, bạn cũng cần chăm sóc mèo về mặt tinh thần. Mèo rất thích vận động, leo trèo hay chạy nhảy. Những con mèo được tự do ra ngoài trời thường sẽ tham gia vào các hoạt động săn mồi, bao gồm cả việc chơi đùa với lá rụng hoặc cỏ thổi trong gió. Mèo chơi trò săn mồi không chỉ vì chúng đói.
Mỗi phần của hoạt động săn mồi – rình rập, vồ, chơi và giết – tiết ra các hormone tạo cảm giác dễ chịu là endorphin. Điều quan trọng là mèo của bạn phải được tạo cơ hội chơi đùa thường xuyên để giữ cho tinh thần chúng được kích thích.
Nếu bạn nuôi mèo trong nhà, bạn có thể mua đồ chơi cho chúng theo kiểu thủ công hoặc hiện đại hơn là đồ chơi tự động bằng điện. Tuy nhiên những thứ này cũng không tốt bằng việc chính bạn chơi với chúng. Điều này giúp mèo vui vẻ, hứng thú, giúp rèn luyện sức khỏe tốt và củng cố mối, làm khăn khít quan hệ của bạn với mèo. Có khá nhiều cách để bạn chơi với mèo, từ việc dùng cần câu cá hay chơi trốn tìm với chúng. Nếu bạn vẫn chưa biết cách, tôi khuyến khích bạn nên đọc bài “Cách chơi với mèo để chúng hết buồn chán” trên website.
Những con mèo lớn tuổi sẽ thích chơi ba hoặc bốn lần một ngày, trong khi những con mèo nhỏ hơn sẽ rất vui khi được chơi mười lần một ngày hoặc hơn. Các cuộc chơi rất ngắn từ một đến hai phút sẽ tốt hơn là chơi quá dài. Bạn nên kiểm tra đồ chơi thường xuyên để biết chúng hao mòn hya chưa và thay thế chúng khi thích hợp.
3. Vệ sinh thân thể
Cách chăm sóc mèo tiếp theo là giữ vệ sinh thân thể cho chúng.
– Tắm táp: Về cơ bản, bạn không cần phải tắm cho mèo. Hầu hết mèo sống tương đối sạch sẽ và chúng thường xuyên tự chải chuốt liếm láp làm sạch cơ thể mình. Vì vậy, mèo hiếm khi cần tắm, trừ những trường hợp đặc biệt như chúng quá dơ, bốc mùi hoặc mắc các căn bệnh về da như nấm hay ghẻ.
– Chải lông: Bạn nên chải lông cho mèo thường xuyên, nhất là những con mèo lông dài. Chăm sóc mèo bằng cách chải lông thường xuyên giúp giữ cho bộ lông của chúng sạch sẽ, giảm lượng lông rụng, giữ cho làn da của mèo khỏe mạnh và giảm tỷ lệ mèo bị mắc búi lông. Đối với mỗi loại lông mèo, bạn cần có một cách chăm sóc khác nhau. Bạn có thể làm theo các mẹo chải lông mèo để chăm sóc lông mèo đúng cách.
Trong lúc chải lông cho mèo, bạn đang kiểm tra sức khỏe mèo một cách gián tiếp, bằng cách xem cơ thể chúng có những gì bất thường không, như khối u, vết cắn, hay lông rụng từng mảng. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư, nấm hoặc các căn bệnh ngoài da khác. Chải lông cho mèo cũng giúp bạn và mèo gắn bó với nhau nhiều hơn.
– Vệ sinh vùng tai, mắt: Thông thường, tai và mắt của mèo luôn sạch sẽ vì mèo thường xuyên rửa mặt và tai. Tuy nhiên, đối với những con mèo không lông hoặc những con mèo mắc bệnh về tai, bạn cần phải giúp chúng vệ sinh sạch sẽ khu vực này. Bạn có thể dùng khăn ẩm để vệ sinh tai mèo hoặc dùng các sản phẩm như:
- Dung dịch chữa rận tai cho mèo Dexoryl Virbac: Sản phẩm này chỉ dùng nếu mèo nhà bạn bị rận tai. Để đảm bảo an toàn, tôi khuyến khích bạn nên tìm hiểu các dấu hiệu mèo bị rận tai trước khi dùng.
4. Nhà vệ sinh cho mèo
Khi bạn chăm sóc mèo của mình, đừng quên chuẩn bị cho chúng một nhà vệ sinh phù hợp, thoải mái và sạch sẽ. Khi bạn nuôi mèo trong nhà, khay cát mèo là một vật dụng bắt buộc phải có. Có rất nhiều loại thau cát cho mèo trên thị trường, bạn nên chọn loại chậu cát phù hợp với độ tuổi và thể trạng cơ thể của chúng. Bạn có thể tham khảo các cách lựa và đặt nhà vệ sinh cho mèo theo hướng dẫn của chúng tôi.
Tương tự như chúng ta, mèo cũng cần một nhà vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, bạn nên dọn dẹp khay cát mèo ít nhất là 1 lần 1 ngày, đổ bỏ toàn bộ cát và rửa thau cát 1 lần/tháng. Nếu bạn không chịu dọn dẹp thường xuyên, mèo sẽ từ chối đi vệ sinh trong thau cát và chúng sẽ đi bậy ra nhà. Bạn có thể áp dụng các cách khử mùi hôi thau cát mèo sau. Hoặc dùng các loại khử mùi cát mèo, tuy nhiên, hãy chọn loại sản phẩm không có mùi thơm vì mũi mèo cực kỳ nhạy và chúng rất ghét các mùi quá nồng.
Nếu không muốn dùng thau cát mèo, bạn có thể dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ ở bồn cầu. Bạn có thể xem thêm hướng dẫn này trên website của chúng tôi.
5. Cung cấp nơi ẩn náu
– Nếu bạn nuôi một bé mèo, hãy chăm sóc mèo bằng cách giữ chúng ở trong nhà thay vì để tự do đi lang thang ngoài trời. Mèo ngoài trời không sống lâu bằng mèo trong nhà. Chúng có nguy cơ bị chấn thương do xe tông, bị bắt làm thịt, hoặc đánh nhau với mèo khác, bị chó cắn, dễ bị bọ chét hoặc ve, cũng như mắc các bệnh truyền nhiễm.
Khi nuôi mèo trong nhà, điều quan trọng là cung cấp cho chúng một nơi để ẩn náu, điều này sẽ giúp chúng cảm thấy an toàn và yên tâm. Mèo rất dễ cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi, chẳng hạn như pháo hoa, sửa nhà, trẻ em, những vị khách không quen biết hoặc xung đột với những con mèo khác.
Nơi ẩn náu có thể đơn giản như một hộp carton ở bên cạnh, một chiếc giường ngủ kiểu lều tuyết, một khoảng trống dưới gầm giường hoặc trong tủ quần áo có cánh cửa mở ra. Dưới đây là các nơi ẩn náu được khuyến khích dùng cho mèo:
Mèo cảm thấy an toàn hơn nếu chúng có thể quan sát môi trường xung quanh từ độ cao. Đây là một cơ chế đối phó quan trọng khác đối với những con mèo cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi. Bạn có thể chăm sóc mèo bằng cách đặt một chiếc chăn ấm áp lên trên tủ quần áo và tạo lối vào bằng cách đặt một chiếc ghế đẩu hoặc vật dụng tương tự bên cạnh nó. Mèo cũng thích ngồi trên bệ cửa sổ và kệ.
6. Cung cấp chỗ để cào
Mèo cần phải cào! Đó là nhu cầu tự nhiên của chúng. Khi nhìn thấy các bề mặt nhám và sần sùi, bản năng thôi thúc mèo phải cào bề mặt đó. Và chúng không thể cưỡng lại ham muốn đó được. Vì vậy, bạn nên tôn trọng nhu cầu và bản năng của chúng bằng cách để chúng cào. Và nếu bạn không muốn ghế sofa hay tấm nệm của mình bị hỏng, thì bạn nên cho chúng nơi để cào thỏa thích. Dưới đây là các loại bàn cào móng mèo được khuyến khích dùng:
7. Sức khỏe của mèo
– Khám sức khỏe định kỳ: bạn nên chăm sóc mèo kỹ hơn bằng cách đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra và tiêm phòng hàng năm, và ngay lập tức nếu nó bị ốm hoặc bị thương.
– Triệt sản là một trong những cách chăm sóc mèo thiết thực nhất. Đây là một hành động bắt buộc nhưng nó cực kỳ cần thiết để mèo của bạn sống khỏe hơn và lâu hơn. Triệt sản mèo không những ngăn ngừa mèo con bị bỏ rơi, giảm sự lây lan của dịch bệnh, mà còn giúp mèo của bạn không bỏ nhà đi lang thang tìm bạn tình, hay đánh dấu lãnh thổ như cào, phun nước tiểu, đánh nhau. Tôi khuyến khích bạn nên đọc “Lợi ích và cách chăm sóc mèo sau triệt sản” để biết được tầm quan trọng của việc này.
– Tiêm ngừa giúp mèo khỏe mạnh và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Mèo con cần tiêm vắc xin đầu tiên vào khoảng 8 đến 9 tuần tuổi và liều thứ hai khi được 12 tuần. Con mèo của bạn cũng nên được tiêm phòng nhắc lại thường xuyên trong suốt cuộc đời của mình để giúp duy trì khả năng bảo vệ chúng khỏi những căn bệnh này. Sẽ có một vài lưu ý và cách chăm sóc mèo trước và sau khi tiêm phòng, bạn nên làm theo hướng dẫn để tránh sai sót xảy ra.
– Sổ giun: Mèo có thể bị nhiễm nhiều loại giun khác nhau và nó có thể lây giun sán cho người. Hãy thường xuyên sổ giun cho mèo của bạn, đặc biệt nếu chúng ăn raw. Bạn có thể tham khảo cách tẩy giun cho mèo trên webite của chúng tôi.
– Phòng ngừa bọ chét: Bọ chét rất phổ biến ở mèo nhưng có thể khó phát hiện. Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu nhận biết mèo bị bọ chét sau để chữa trị dễ hơn trước khi chúng sinh sôi nảy nở đầy trên người mèo. Bạn nên cân nhắc việc điều trị bọ chét cho mèo thường xuyên, cho dù chúng có bị bọ chét hay không, vì việc điều trị sẽ khó hơn rất nhiều so với việc phòng ngừa chúng.
– Chăm sóc răng miệng: Bệnh răng miệng khá phổ biến ở mèo, đặc biệt là khi chúng lớn lên. Bạn nên kiểm tra răng của mèo thường xuyên. Nhiều con mèo không có biểu hiện khó chịu rõ ràng, mặc dù các dấu hiệu của bệnh răng miệng có thể bao gồm:
- giảm cảm giác thèm ăn
- chứng hôi miệng (hôi miệng)
- làm rơi thức ăn hoặc khó ăn
- nước bọt nhuốm máu hoặc nước dãi
- cọ xát mặt hoặc dùng ngón tay vào miệng bất thường
- hay đổi hành vi, chẳng hạn như trở nên trầm lặng hơn hoặc hung hăng hơn
- giảm chải chuốt
- hắt hơi, chảy nước mũi hoặc sưng mặt
Bệnh răng miệng có thể gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và phúc lợi của mèo. Đánh răng cho mèo là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên mèo không thích việc bạn chọt bàn chải vô miệng chúng, chúng sẽ giãy giụa và bất hợp tác khi đánh răng. Vì vậy, bạn cần thực hiện từ từ, hoặc tham khảo 7 bước đánh răng cho mèo đơn giản và hiệu quả của chúng tôi.
Tổng kết
Trên đây là 7 lưu ý khi nuôi mèo và cách chăm sóc mèo cơ bản nhất. Chúng bao gồm:
- Chú ý dinh dưỡng cho mèo
- Chơi với mèo
- Vệ sinh và chải lông cho mèo
- Dọn dẹp nhà vệ sinh sạch sẽ cho mèo
- Cung cấp nơi ẩn náu
- Cung cấp chỗ để cào
- Chăm sóc sức khỏe mèo
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi làm sao chăm sóc mèo để chúng luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.