Chó bị rối loạn tiêu hóa (GI) hoặc các vấn đề về tiêu hóa không phải là hiếm. Các dấu hiệu như nôn trớ từng cơn, phân lỏng và nhiều khí có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy những con chó bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và cách chữa trị ra sao?
1. Triệu chứng chó bị rối loạn tiêu hóa
Đường tiêu hóa liên quan đến tất cả các cơ quan chịu trách nhiệm tiêu hóa, hấp thụ, di chuyển thức ăn và bài tiết. Các cơ quan này bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già, tuyến tụy, gan, ruột kết và hậu môn. Thông thường, khi vấn đề chó bị đường tiêu hóa trở nên phổ biến, mục tiêu chính của bác sĩ thú y sẽ là xác định nơi mà vấn đề đã xảy ra.
Các dấu hiệu chó bị rối loạn tiêu hóa:
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Trầm cảm, stress
- Có máu hoặc chất nhầy trong phân
- Thay đổi về độ đặc và màu sắc của phân
- Đau bụng
- Chướng bụng và đầy hơi
- Không ăn được thức ăn
- Hôn mê và trầm cảm
- Sốt
- Chán ăn (đối với trường hợp mãn tính): dấu hiệu này có thể đươc gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên đọc thêm các lý do khiến chó bỏ ăn để xác định đúng hơn.
Rối loạn tiêu hóa ở chó thường được chia thành 4 loại, do:
- Chế độ ăn
- Nhiễm khuẩn
- Virus
- Bệnh
2. Nguyên nhân chó bị rối loạn tiêu hoá
- Ăn thức ăn không phù hợp, khó tiêu
- Thay đổi loại thức ăn cho chó quá nhanh
- Do ăn bậy bạ, ăn rác
- Viêm tụy do ăn thức ăn có nhiều chất béo
- Viêm dạ dày ruột
- Nhiễm khuẩn (các biến thể E.coli, Campylobacter, Salmonella)
- Ký sinh trùng (giun móc, giun roi và Giardia)
- Virus (virus parvovirus ở chó, virus distemper, virus rota ở chó)
- Bệnh viêm ruột
- Viêm dạ dày xuất huyết
3. Cách cho chó bị rối loạn tiêu hóa ăn
Làm gì khi chó bị rối loạn tiêu hoá? Nếu chó rối loạn tiêu hóa nhẹ, bạn có thể giúp chúng bằng cách thay đổi chế độ ăn. Thủ phạm phổ biến khiến chó bị rối loạn tiêu hóa bao gồm loại protein (thịt gà, thịt bò…), do không đủ chất xơ và dư thừa chất béo. Chó có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một thành phần nào đó. Ví dụ, chất béo và dầu rất khó tiêu hóa đối với nhiều con chó.
Mỗi con chó đều có nhu cầu riêng, chế độ ăn uống tốt với chú chó này có thể không tốt cho một con chó khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa ở chó, việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của chúng.
– Hãy thử một chế độ ăn nhẹ, không có thức ăn kích thích: Chuyển tạm thời sang một chế độ ăn nhẹ có thể là lựa chọn tốt nhất để giúp giải quyết các vấn đề tức thì khi chó bị rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể cho chó ăn thịt gà luộc với ít cơm, và một lượng nhỏ bí ngô; nó có thể giúp giải quyết vấn đề tiêu chảy. Thay vì thịt gà, bạn có thể chuyển sang dùng một loại thịt (nguồn protein) và carbonhydrate khác mà chó chưa từng ăn bao giờ. Điều này giúp loại trừ nguồn protein và nguồn carb mà chó không dung nạp.
– Dùng men tiêu hóa: Probiotics giúp phục hồi quần thể vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột để cải thiện chức năng tiêu hóa.
– Chuyển sang thức ăn chó dành cho dạ dày nhạy cảm. Chế độ ăn cho chó có dạ dày nhạy cảm thường:
- Có nhiều thành phần chất xơ, chẳng hạn như psyllium (mã đề) hoặc bột củ cải đường, để giúp làm săn chắc phân lỏng
- Chứa lượng chất béo thấp, rất hữu ích vì nhiều con chó có thể khó tiêu hóa chất béo
- Chứa men vi sinh để thúc đẩy vi khuẩn có lợi trong đường ruột
– Nếu tình trạng tiêu chảy của chó xảy ra thường xuyên hoặc rõ rệt hơn thì tốt nhất bạn nên cho hệ tiêu hóa nghỉ ngơi trong vòng 24 giờ, sau đó là chế độ ăn rất đơn giản với thịt gà và gạo lứt nấu chín kỹ. Nếu con chó của bạn gặp vấn đề với thịt gà và / hoặc cơm, một lựa chọn thay thế tốt sẽ là cá ngừ hoặc trứng và yến mạch nấu cháo rất kỹ (nấu trong nước).
Bạn có thể cho ăn một lượng nhỏ thịt gà và cơm (hoặc cá ngừ / trứng / yến mạch) nhiều lần mỗi ngày trong vài ngày, qua thời gian đó tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ giảm bớt. Sau chó đi vệ sinh phân nhìn khỏe hơn, bạn có thể bắt đầu đưa dần thức ăn mới vào chế độ ăn gà / cơm trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Nếu ở bất kỳ giai đoạn nào bạn không chắc chắn hoặc nếu tình trạng của chó không cải thiện trong chế độ ăn này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.
Lưu ý: |
– Trong lúc thay đổi chế ăn của chó, tuyệt đối không cho chúng ăn đồ ăn vặt, đồ ăn của người, xương hoặc đồ chơi nhai khác được làm từ các sản phẩm động vật hay Axit béo bổ sung.
– Bất cứ khi nào bạn thay đổi chế độ ăn của thú cưng, tốt nhất nên chuyển đổi thức ăn từ từ (trộn lẫn thức ăn mới và cũ) trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Việc thay đổi chế độ ăn uống đột ngột có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa của chó và khiến việc giải quyết các biểu hiện chó bị rối loạn tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.
– Đừng cho chó ăn quá nhiều. Nếu khối lượng thức ăn lớn đến mức lấn át hệ thống, chó sẽ bị tiêu chảy. Vì tiêu chảy thường gây sụt cân, nên bạn có thể cố gắng cho chó ăn nhiều hơn. Như 1 vòng lẩn quẩn, điều này chỉ làm cho tình trạng chó bị rối loạn tiêu hóa và sụt cân trầm trọng hơn. Để tránh bất kỳ khó khăn nào, hãy cho chó ăn 1 cách vừa đủ. Vậy bao nhiêu mới là đủ. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn cách tính lượng thức ăn đủ cho chó sau đây.
– Bạn có thể cần thử nhiều lần trước khi tìm thấy chế độ ăn mà thú cưng của bạn có thể dung nạp tốt. Quá trình này có thể mất vài tuần hoặc vài tháng, nhưng phần thưởng sẽ xứng đáng cho bạn và thú cưng của bạn.
– Cuối cùng, hãy nhớ rằng mỗi con chó có những nhu cầu riêng biệt, có nghĩa là không có chế độ ăn uống duy nhất nào phù hợp cho tất cả những con chó bị rối loạn tiêu hóa.
Đa số các vấn đề chó bị rối loạn tiêu hóa nhẹ sẽ khỏi sau khi thay đổi chế độ ăn uống, miễn là bạn có thể tìm được thực phẩm phù hợp. Nếu tình trạng chó bị rối loạn tiêu hóa không hết, bạn cần tới sự giúp đỡ của thú y.
4. Chẩn đoán chó bị rối loạn tiêu hóa
Bác sĩ thú y đầu tiên sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện cho con chó; các câu hỏi được hỏi có thể bao gồm thời gian và sự khởi phát của các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử tiêm vắc-xin, lịch sử đi lại và hành vi của động vật.
– Nếu nghi ngờ có thể liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể tiến hành công thức máu, cấy vi khuẩn, cấy nấm, bảng xét nghiệm hóa học máu và phân tích nước tiểu.
– Nếu nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng, thì có thể lấy mẫu phân để xác định số lượng trứng và loài ký sinh trùng cư trú trong cơ thể chó.
– Đối với các trường hợp có thể là virus, có thể lấy mẫu mô và đo các kháng thể đối với vi rút có khả năng xảy ra thông qua việc sử dụng xét nghiệm kiểm tra enzym được gọi là ELISA.
– Chụp X-quang và siêu âm có thể được thực hiện để loại trừ khả năng tắc nghẽn đường ruột. Nội soi có thể được thực hiện trong trường hợp có khả năng bị viêm.
5. Cách chữa chó bị rối loạn tiêu hóa
Khi nguyên nhân chó bị rối loạn tiêu hóa đã được chẩn đoán, bác sĩ thú y sẽ lập kế hoạch điều trị thích hợp dựa trên nguyên nhân.
– Chó bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm vi-rút thường chỉ cần chăm sóc hỗ trợ cho đến khi vi-rút hết đợt cấp. Điều này cũng có thể thường xảy ra đối với các bệnh mãn tính như đau bụng và viêm tụy.
– Điều trị hỗ trợ đối với tiêu chảy và nôn mửa thường có thể bao gồm tiêm (tiêm dưới da nếu bệnh nhẹ, tiêm tĩnh mạch nếu nặng) chất điện giải và chất lỏng để ngăn ngừa mất nước. Thuốc chống nôn có thể được dùng với liều lượng nhỏ để giảm buồn nôn và giảm nôn ở chó.
– Trong một số trường hợp chó bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, can thiệp phẫu thuật có thể là cần thiết. Đối với các trường hợp như tiêu chảy ra máu liên quan đến viêm dạ dày ruột, bác sĩ thú y có thể cho dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn khả năng nhiễm trùng do vi khuẩn. Có thể cho uống thuốc chống nôn và truyền huyết tương nếu chó mất một lượng huyết tương đáng kể.
– Bệnh viêm ruột đầu tiên liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc như fenbendazole (50 mg/kg/ngày) và sau đó là sử dụng sulfasalazine để giảm bớt tình trạng viêm ruột kết.
6. Tiên lượng phục hồi
Đối với các trường hợp chó bị rối loạn tiêu hóa cấp tính, tiên lượng thường tốt và thời gian hồi phục có thể mất vài ngày đến vài tuần.
– Thông thường, đối với các vấn đề chó bị rối loạn tiêu hóa đơn giản, bạn có thể áp dụng các cách thay đổi thức ăn như trên.
– Những con chó được chẩn đoán mắc ký sinh trùng đường ruột có thể được sử dụng thuốc tẩy giun sán phổ rộng để giảm và tiêu diệt bất kỳ ký sinh trùng nào cư trú trong đường tiêu hóa. Liệu pháp hỗ trợ như bổ sung sắt và thức ăn đậm đặc chất dinh dưỡng có thể được thực hiện trong những trường hợp nghiêm trọng mà ký sinh trùng có thể đã gây ra chứng biếng ăn và thiếu máu ở chó.
– Các trường hợp khác mãn tính hơn, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, có thể chỉ cần chăm sóc hỗ trợ cho vật nuôi thông qua việc sử dụng thuốc chống viêm, axit béo omega-3 và men vi sinh; vì bệnh này không thể chữa khỏi.
– Trong trường hợp nhiễm virus hoặc vi khuẩn, bác sĩ thú y có thể đề nghị rằng trong tương lai con chó nên được chủng ngừa các tác nhân virus / vi khuẩn phổ biến trong khu vực. Ví dụ Canine parvovirus có thể được tiêm 3 năm một lần sau khi con chó nhận được liều vắc xin đầu tiên.
Tổng kết
Giống như ở mèo, tình trạng rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở chó. Những con chó này thường sẽ có các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, đi ngoài ra máu hoặc/và chất nhầy, đầy hơi, mệt mỏi, sốt. Nguyê nhân khiến chó bị rối loạn tiêu hóa có thể do bệnh tật, các loại ký sinh trùng, do chó ăn những thứ không nên ăn hoặc do bạn thay đổi thức ăn quá nhanh cho chúng.
Nếu tình trạng này không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự chữa trị cho chúng tại nhà bằng cách cho chúng ăn một chế độ ăn nhạt, bổ sung thêm men tiêu hóa, cho chó ăn thức ăn dành cho dạ dạy nhạy cảm. Hạn chế cho chó ăn vặt, ăn đồ ăn của người, hoặc ăn quá no. Nếu chó của bạn không đỡ, hãy mang chúng đến thú y. Tiên lượng phục hồi cho chó bị rối loạn tiêu hóa là khá tốt, chúng thường phục hồi sau vài ngày đến vài tuần.