Những thứ bạn cần chuẩn bị để nuôi một chú chó con

Nuôi chó con không hề đơn giản như việc mang chúng về rồi cho ăn. Bên cạnh việc tìm hiểu xem chó con ăn gì, chó con uống sữa gì, chó con giá bao nhiêu, bạn cũng nên chuẩn bị các kĩ năng chăm sóc bé. Hãy tham khảo bài viết sau để được hướng dẫn về cách nuôi dạy chó con mới của bạn nhé!

1. Bạn đã sẵn sàng nuôi chó con chưa?

Thật khó để nói không với những bé chó con dễ thương, đáng yêu. Thế nhưng trước khi nuôi chó con, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng cho những khó khăn sẽ gặp. Nuôi cún con đòi hỏi mức độ cam kết rất cao. Có lẽ, bạn sẽ phải dành khá nhiều thời gian bên cạnh chúng trong những tháng đầu tiên:

– Chó con cần được cho ăn ba đến bốn lần một ngày. Và cứ sau những bữa ăn, bạn cần dắt chúng đi vệ sinh.

– Chúng hiếu động, phá phách, thích khám phá, nhai, gặm, liếm mọi thứ. Điều đó có nghĩa là phải dọn dẹp rất nhiều và một vài món đồ có thể sẽ bị hư hỏng.

– Bạn không nên để chúng ở một mình quá lâu. Đầu tiên, cún con sẽ quậy tưng nhà lên. Thứ hai, cún con sẽ không giữ nổi cơn buồn tè mà đi lung tung.

– Bạn sẽ bị đánh thức nhiều lần trong đêm bởi tiếng chó con sủa, vì chúng cần đi ra ngoài, hoặc đơn giản hơn nữa là do chúng cảm thấy buồn chán.

chó con

2. Giống chó con nào là chân ái với bạn?

Sau thời gian suy xét thiệt hơn và bạn vẫn muốn tậu một con cún con thì đã đến đi tìm người bạn nhỏ mới này rồi. Nhưng có quá nhiều bé con ngoài kia, nào là chó con poodle, husky, alaska, corgi, golden, pug, shiba, rottweiler, phú quốc….

Trước hết, hãy quyết định loại chó con phù hợp với bạn và tình hình kinh tế của gia đình. Lập danh sách các đặc điểm phải có, những đặc điểm bạn thích và những đặc điểm bạn chắc chắn không muốn ở cún con: bạn muốn chó của mình to hay chó con mini, màu lông như thế nào, tính cách của chúng có thực sự phù hợp với bạn?

Ví dụ như xúc xích Dachshund,  nhìn qua thì chúng rất ư là dễ thương, không quá to và phù hợp với bạn. Nhưng bạn có tbiết rằng giống chó lạp xưởng này rất hay sủa, chúng có thể sủa ngày sủa đêm, sủa vì buồn chán, vì nhớ bạn..và điều này có thể ảnh hưởng đến hàng xóm, nhất là nếu bạn ở trong chung cư. Chưa kể đến nhiều vấn đề khác như chúng không thể chịu được sự cô đơn và thế là chúng lại sủa. Bạn có thể xem thêm các đặc điểm và tính cách của chó lạp xưởng để biết liệu chúng có dành cho bạn hay không.

3. Tìm mua chó con

Sau khi đã phác họa được cún con trong mơ của mình, đã đến lúc bạn bắt đầu tìm kiếm.

– Nếu có thể, hãy cân nhắc việc nhận nuôi từ các trạm cứu hộ động vật và các nhóm cứu hộ thú cưng ở địa phương. Tuy rằng việc nhận nuôi các bé từ những nơi này không đảm bảo độ thuần chủng hay nguồn gốc, nhưng có thể lại là lựa chọn tuyệt vời và mang đầy tính nhân văn. Bạn có thể giúp những chú chó này có một mái nhà đúng nghĩa.

– Nếu bạn chọn mua một chú chó thuần chủng, biết rõ nguồn gốc, đặc tính khi lớn thì, bạn nên tìm đến nơi/người bán uy tín. Chỉ cần gõ mua chó con tphcm, mua chó con Đà Nẵng,…và chịu khó chọn lọc kiểm tra thông tin, bạn sẽ tìm được cho mình con chó con dễ thương. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn thận khi mua cho chó con trên mạng hay chó con giá rẻ vì chúng có thể mang bệnh.

Trên hết, dù là nhận nuôi hay bạn mua một bé cún, quan trọn là xuất phát từ tình thương và cảm nhận được mối liên kết với cún con mà mình sẽ đem về nhà.

4. Trước khi mang chó về nhà

a. Thống nhất với gia đình

Nếu bạn sống một mình, bạn có thể bỏ qua phần này. Tuy nhiên, nếu bạn sống chung với gia đình, bạn cần phải thống nhất trước với họ. Để đỡ mất thời gian và tránh gây nhầm lẫn cho chú chó con, hãy chuẩn bị trước các quy tắc trong nhà.
 
Chó sẽ được nuôi trong nhà hay ngoài sân? Liệu con chó có được phép lên giường hay trên sofa hay không? Con chó sẽ ngủ ở đâu? Có bất kỳ phòng nào trong nhà mà chó không được phép bước vào hay không?
 

b. Trang bị đồ đạc trong nhà

Trước khi đón người bạn nhỏ về nhà, điều cần thiết là bạn phải chuẩn bị nhà cửa và trang bị “áo giáp” cho một vài đồ đạc trong nhà, bởi chó con là tay phá hoại có tiếng. Thêm vào đó, một vài món đồ có thể gây nguy hiểm cho bé. Sau đây là vài hướng dẫn phòng bị cho nhà của bạn:

– Bạn có thể mua một cái cũi hoặc mua chuồng quây để tạo không gian sống tạm thời, kín đáo cho chó con của bạn, nơi chúng không thể làm hỏng đồ đạc của bạn hoặc ăn thứ gì đó sẽ khiến chúng bị bệnh. Chúng sẽ ở lại khu vực này trong khoảng thời gian đầu tiên khi bạn không ở cùng chúng để ngăn chúng gặp tai nạn trong lúc huấn luyện tại nhà.

Chọn một căn phòng hoặc một khu vực là trung tâm hoạt động trong nhà bạn để chó không cảm thấy bị cô lập. Hãy đảm bảo rằng đó là chỗ có sàn nhà dễ lau chùi. Nhà bếp thường là một lựa chọn tốt; bạn có thể chặn nó bằng cổng chặn chó nếu cần. Đảm bảo rằng bạn loại bỏ bất cứ thứ gì bạn không muốn  chúng nhai hoặc làm bẩn.

– Hãy đảm bảo không có gì có thể vô tình gây hại cho chúng. Bạn hãy:

  • Giấu tất cả các dây điện nếu có thể.
  • Khóa tủ, đặc biệt là những tủ chứa thực phẩm hoặc thuốc, hóa chất độc hại và các vật dụng gia đình khác có thể gây nguy hiểm.
  • Để các chậu cây ở trên cao nơi chó của bạn không thể với tới và nhai lá.
  • Lấy thùng rác có nắp khóa hoặc để thùng rác sau các cánh cửa đóng kín.
  • Để đồ giặt, giày dép và các vật dụng nhỏ khác xa tầm với của cún con
  • Nếu bạn có nuôi mèo, hãy đặt thau cát mèo ở vị trí chó không thể tiếp cận được. Hoặc bạn có thể dựng rào chắn để ngăn chúng.

Cách tốt nhất để giữ cho cún con an toàn là luôn luôn giám sát nó. Giữ bé của bạn trong cũi khi bạn đi vắng (tránh để bé trong cũi quá vài giờ). Không nên để cún chạy khắp nhà cho đến khi nó lớn hơn và được huấn luyện tốt.

c. Mua sắm vật dụng

Bạn sẽ cần khá nhiều đồ dùng cho chó trước khi mang người bạn nhỏ mới về nhà. Nhưng hãy thong thả và mua những thứ thiết yếu trước. Một vài thứ cần thiết sau bạn nên thủ sẵn:

  • Thức ăn cho chó con: chúng ta sẽ xem xét mục này ở phần dưới
  • Cổng chắn chó: nếu bạn nuôi chó trong nhà, bạn sẽ cần phải hạn chế chúng ra vào một số khu vực nhất định. Vì vậy, bạn nên mua các loại cổng chắn chó để ngăn chúng đi vào.
  • Nệm cho chó đơn giản, bạn nên mua trừ hao để lớn lên cún vẫn dùng được
  • Một vài món đồ chơi đơn giản cho chó
  • Bàn chải, lược hoặc khăn chải lông phù hợp với bộ lông của bé
chó con
Chó con giá bao nhiêu

d. Chọn thức ăn cho chó con

Chó con nên ăn gì? Chế độ ăn uống của cún con có thể tạo ra sự khác biệt lớn về sức khỏe của nó sau này. Trước khi quyết định chọn thức ăn chó con, hãy nghiên cứu kĩ, tham khảo bác sĩ thú y và những người nuôi chó khác. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn biết chó con 3 tuần tuổi ăn gì và nhiều thông tin khác. Chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc thêm về “Nhu cầu dinh dưỡng của chó con” để biết cách cho chúng ăn.

thức ăn cho chó
thức ăn cho chó sơ sinh

Bạn hãy xem xét chất lượng của các thành phần, các chất dinh dưỡng thích hợp và cả hương vị. Đảm bảo chọn thức ăn thích hợp cho sự phát triển và từng giai đoạn. Đồ ăn cho chó con 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi sẽ khác với thức ăn dành cho chó trưởng thành. Thức ăn vừa phải tốt cho sức khỏe vừa hợp khẩu vị của cún con.

7. Mang chó con về nhà

Ngày đầu tiên khi bạn mang chó con về nhà là một ngày quan trọng, nhất là vào ban đêm. Dưới đây là các mẹo để sống sót sau 24 giờ đầu tiên:
 

a. Cho chó làm quen với ngôi nhà của bạn

Đối với một chú chó con hoặc chú chó nhút nhát, việc được đưa đến một nơi mới và sau đó hòa mình với nhiều người lạ ồn ào, sôi nổi có thể thực sự quá sức. Một hoặc hai ngày đầu tiên, hãy giữ cho tâm trạng nhẹ nhàng và bình tĩnh.
 
Hãy từ từ cho chúng khám phá các khu vực được chỉ định cho đến khi chúng quen với ngôi nhà. Giới thiệu các thành viên trong gia đình (nếu có). Hãy cho chúng biết nơi chúng nên ngồi bô. Từ từ giới thiệu chúng với các loài động vật khác trong nhà để tránh gây hấn hoặc kích thích. Nếu bạn hiện đang nuôi một em chó khác, hãy tránh cho chúng ra ngoài cho đến khi con chó con của bạn đã được tiêm phòng tất cả. Lưu ý rằng quá trình này có thể mất vài tháng.
 

b. Cho chó làm quen với chuồng

Mọi người đều thích có không gian riêng để thư giãn và ngủ yên và những chú chó con cũng vậy. Chuồng của chúng chính là căn phòng đó và nó nên được chuẩn bị trước. Bạn nên đặt trong đó một chiếc giường, một chiếc áo phông cũ của bạn và một vài món đồ chơi an toàn bên trong chuồng và giới thiệu với chó con của bạn.
 
Hãy để chúng đánh hơi xung quanh, đưa chúng vào trong chuồng chỉ một phút và đảm bảo rằng chúng biết đó là nơi an toàn của mình. Bạn có thể phủ một tấm chăn lên chuồng để làm cho nó tối hơn và chắc chắn hơn, nhưng việc xác định xem điều này sẽ tốt hơn hay tệ hơn có thể cần một số thử nghiệm và sai sót.
 

Chuồng là một trong những phương pháp tốt nhất để huấn luyện chó trong nhà, nhất là khi dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ. Nó giúp chó con học cách nín cho tới khi vào đúng chỗ; và cho phép bạn dự đoán khi nào chó con cần đi để có thể đưa chúng ra ngoài đi vệ sinh. Nhưng hầu hết các con chó cần một chút thời gian để làm quen với nó.

c. Chăm sóc sức khỏe chó con

Bạn nên tìm bác sĩ thú y trước khi bạn nuôi một con một bé chó con. Trong vòng vài ngày sau khi đưa cún cưng về nhà, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y để khám tổng quát. Trải nghiệm đầu tiên khi đến phòng khám của cún cưng nên là một trải nghiệm tốt để bé ít sợ đi khám bệnh sau này.

Trong sáu tháng đầu khi chó của bạn về nhà, bạn sẽ phải đưa chúng đi bác sĩ thú y khá nhiều lần. Đầu tiên là chích ngừa rồi kiểm tra sức khỏe và triệt sản. Bác sĩ thú y giúp xác định sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào và tư vấn cho bạn về cách chăm sóc chó lâu dài.

chó con đẹp

Hãy nhớ chích ngừa cho chó con để bảo vệ chúng khỏi bệnh tật có thể gây tử vong. Tiêm phòng chính là một trong những bước quan trọng nhất trong năm đầu đời của chó. Việc chích ngừa định kỳ còn giúp bác sĩ thú y kiểm tra và theo dõi sự phát triển cũng như sức khỏe của nó.

d. Huấn luyện chó con tại nhà

Bạn bắt đầu càng sớm, thì việc dạy cách cư xử tốt sẽ càng nhanh chóng và dễ dàng, và các bài học sẽ bám sát hơn. Quá trình huấn luyện có thể khá khó khăn và đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn. Dù vậy, có vài trường hợp cá biệt, một số cún con học nhanh hơn các bạn cùng trang lứa. Bạn nên bắt đầu huấn luyện tại nhà sớm để dễ hình thành các thói quen. Cho đến khi lớn lên và phát triển hết khả năng kiểm soát các chức năng cơ thể, nó sẽ biết phải làm gì.

Hai điều quan trọng nhất để dạy con chó của bạn là huấn luyện tại nhà và xã hội hóa – giúp chúng thoải mái khi ở bên những người và vật nuôi khác.

cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ
cách dạy chó cảnh đi vệ sinh đúng chỗ
Huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ

Nói chung, chó còn bé không thể kiểm soát bàng quang và vẫn đi vệ sinh không kiểm soát cho đến khoảng 12 tuần tuổi. Vì vậy, tốt nhất  bạn cứ dẫn con đến “chỗ ngồi bô” được chỉ định ngay sau khi ăn hoặc uống. Tuy nhiên, chuyện chó con đi vệ sinh 1 cách mất kiểm soát vẫn xảy ra, nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần, kiên định và kiên nhẫn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm cách huấn luyện chó đi vệ sinh theo hướng dẫn của chúng tôi.

Các lệnh huấn luyện căn bản

Sau đó, bạn có thể dạy chó các thói quen sinh hoạt trong nhà. Dạy chó con các quy tắc trong nhà ngay từ đầu sẽ giúp chúng hiểu được ranh giới. Bạn sẽ cần phải quyết định nơi chó sẽ ngủ, nếu chúng được phép leo lên đồ nội thất hoặc nếu họ có thể đòi ăn thức ăn của người ngay giữa bữa ăn.

Tiếp theo, huấn luyện chó con với dây xích sẽ tạo tiền đề cho việc dạy các lệnh cơ bản, như ngồi, đến và ở lại. Bên cạnh đó, việc dạy các lệnh cơ bản khác nhau có thể giúp bạn hạn chế một số vấn đề về hành vi. Bạn có thể áp dụng một số cách huấn luyện chó đơn giản của chúng tôi tại đây.

Tuân thủ thời gian biểu cho giờ ăn, giờ đi vệ sinh, giờ chơi và giờ ngủ trưa sẽ giúp chó con của bạn cảm thấy yên tâm và tự tin. Chó con cần ngủ nhiều và cho chúng một nơi an toàn để nghỉ ngơi sẽ giúp ích cho chúng.

chó con

Huấn luyện chó ăn uống

Chó có xu hướng chiếm hữu thức ăn của chúng và bạn có thể phá bỏ thói quen này. Bắt đầu bằng cách cho chó con ăn bằng tay mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Chúng sẽ học cách chia sẻ không gian xung quanh thức ăn của mình và bình tĩnh khi người khác xâm phạm không gian đó.

Giữ lượng thức ăn chúng nhận được mỗi ngày ở mức thích hợp. Không cho chó con ăn thức ăn của người vì nó có thể dễ làm rối loạn tiêu hóa của chúng. Nếu bạn muốn thưởng cho chúng, hãy cho chúng ăn những món ăn thích hợp dành cho chó con với kích thước phù hợp, ví dụ như trái cây chẳng hạn.

Cuối cùng, cho chó con ăn theo lịch trình đã định. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn của chúng cũng như thời gian và vị trí chúng sẽ đi vệ sinh.

Xã hội hóa chó con của bạn

Xã hội hóa chó con có nghĩa là dạy chúng cư xử tốt với các động vật khác và con người. Điều này giúp chó thoải mái trong môi trường mới và giữ cho chúng tự tin trong các tình huống mới. Một con chó con được xã hội hóa tốt sẽ cư xử tốt và an toàn hơn. Nếu con chó con của bạn cảm thấy thoải mái trong nhiều tình huống khác nhau, chúng ít có khả năng gây hấn trong những khoảnh khắc sợ hãi. Những con chó không hòa nhập có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm trong tương lai

Từ 3 đến 12 tuần tuổi là khoảng thời gian tốt nhất để xã hội hóa chó con. Sau giai đoạn này, chúng sẽ trở nên thận trọng với những điều mới chưa gặp phải trước đây. Sau 12 đến 14 tuần, việc tiếp tục xã hội hóa chó của bạn và cho chúng làm quen với môi trường mới là rất quan trọng. Điều này củng cố hành vi tốt.

Cách xã hội hóa cho chó con của bạn

Có nhiều phương pháp xã hội hóa chó con khác nhau: ở nhà, trong lớp học hoặc nơi vui chơi dành cho chó con. Chú chó con của bạn cần được tiếp xúc với các điểm tham quan, âm thanh và kết cấu mới. Để trẻ em và nhiều người khác chơi với chú cún cưng của bạn.

Tại nhà: Chó sẽ dành phần lớn cuộc sống của mình trong nhà của bạn, vì vậy điều quan trọng là chúng học được âm thanh, mùi và những trở ngại sẽ gặp phải hàng ngày. Để xã hội hóa chó con ở nhà, hãy giới thiệu với chúng càng nhiều âm thanh, điểm tham quan, mùi và con người mới càng tốt. Tạo ra một danh sách ngắn gồm nhiều trải nghiệm khác nhau mà chó con của bạn nên được tiếp xúc một cách tích cực trong ba tháng đầu đời của chúng.

  • Vật dụng: Gương soi, bóng bay, bọc chống sóc bong bóng, túi nylon và bao bì, cái chổi, lá cờ được treo, xe đẩy em bé, đĩa ném và bóng ném cho chó, TV,  vòi phun nước, mưa…
  • Âm thanh: máy hút bụi, robot lau nhà, các thiết bị giặt là, ô tô, tiếng bắn pháo hoa, sấm chớp, âm nhạc, tiếng còi báo, còi hú…
  • Người: Mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và kích cỡ, trẻ em, em bé, những người đeo kính, đội mũ, mặc áo khoác, đeo khẩu trang,…, những người sử dụng xe lăn và các dụng cụ hỗ trợ thể chất khác
  • Kết cấu: thảm, gỗ, ngói, cỏ, bụi bẩn, cát

Các cuộc đi chơi ở ngoài: Đưa chó con đi chơi ngắn ngày đến các cửa hàng và công viên dạy chúng cách tương tác với nhiều người và trải nghiệm mà chúng không thể có được ở nhà. Hãy thử những chuyến đi chơi thú vị dành cho chó con này và mang theo bánh thưởng cho chúng trong những chuyến đi chơi này để tạo cho chó con của bạn những liên tưởng tích cực. Bạn có thể:

  • Dắt chó đi qua một căn nhà đang sửa chữa lớn
  • Đi dạo ở công viên
  • Đi dọc con đường thành phố sầm uất, ồn ào
  • Hít mùi động vật tại một trang trại
  • Chơi và lăn lộn trên cát ở bãi biển
  • Tham quan một tòa nhà văn phòng

Khi xã hội hóa chó con, hãy đảm bảo thực hiện chậm rãi và nhận thức được giới hạn của chó con. Làm cho các tương tác trở nên tích cực và đưa ra nhiều lời khen ngợi. Hãy làm từng bước một và cố gắng tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc. Từ từ giới thiệu chó con với gia đình và người lạ, nếu chó cảm thấy quá tải, chúng có thể có phản ứng sợ hãi với các nhóm lớn hoặc bối cảnh trong tương lai.

Lưu ý:

– Nếu chó con của bạn có dấu hiệu sợ hãi hoặc căng thẳng trong quá trình xã hội hóa, hãy đưa chúng thoát ra khỏi tình huống này. Hãy làm thật từ tốn, đưa vào các yếu tố kích thích khác nhau sẽ giúp chó con học cách đối phó với tình huống tốt hơn. Nếu con chó con của bạn tỏ ra sợ hãi trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả những trải nghiệm yên tĩnh, bạn có thể muốn tìm kiếm sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

– Trước khi xã hội hóa, bạn nên đưa chó đi chích ngừa trước 7 ngày và xổ giun cho chúng. Điều này là rất quan trọng để bảo vệ chúng khỏi các bệnh truyền nhiễm như bệnh parvo. Bạn nên tìm hiểu thêm “Những lưu ý khi tiêm phòng cho chó” để biết thời điểm tiêm ngừa phù hợp và tránh mắc những sai lầm không đáng có.

chích ngừa chó mèo

Tuy nhiên, nếu bạn đợi cho đến thời điểm chó của bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, chúng có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để xã hội hóa. Vì vậy, bạn có thể xã hội hóa chó con của mình một cách an toàn hơn như:

  • Không đưa chúng công viên dành cho chó, bãi biển và công viên khu vực lân cận…
  • Mời bạn của mình đến gặp chó con trong sự an toàn của nhà riêng của nó.
  • Đưa chó con vào cửa hàng, đến nơi làm việc hoặc để chúng chơi ở sân sau với những chú chó mà bạn biết rằng chúng không mắc bệnh.
  • Nếu bạn không có sân vườn, hãy nhờ một vài người bạn dẫn những chú chó khỏe mạnh, thân thiện của họ đến gặp chú chó con của bạn ở một địa điểm ngoài trời, sạch sẽ.
  • Cho đến khi chó con của bạn đủ lớn để tự đi ra ngoài, hãy sử dụng xe đẩy, túi xách hoặc ba lô để đưa chúng đi chơi. Điều này giúp anh ta có cơ hội trải nghiệm mọi thứ từ một nơi an toàn.
  • Chở chó đi bằng xe máy qua các công viên và khu dân cư đông đúc có thể giúp chúng làm quen với các điểm tham quan và âm thanh.
  • Đưa chó con đến nhà một người bạn, nơi chúng có thể trải nghiệm môi trường mới một cách an toàn.
  • Tránh để chó con đi lại nơi những con chó khác để lại nước tiểu hoặc phân.

Mặc dù việc huấn luyện chó con có thể là một thách thức, nhưng kết quả sẽ khiến những nỗ lực của bạn trở nên đáng giá. Nền tảng huấn luyện tốt mang lại sự tự tin cho chú chó của bạn. Những chú chó được huấn luyện tốt là những chú chó hạnh phúc.

e. Trấn tĩnh chó trong vài đêm đầu

– Đối với nhiều người, đêm đầu tiên là đêm khó khăn nhất. Một số chú chó con có thể khóc trong vài đêm đầu tiên. Nếu bạn đang huấn luyện chúng trong chuồng, bạn có thể muốn đưa chúng ra ngoài và an ủi chúng. Tuy nhiên, để chúng khóc trong chuồng sẽ giúp chúng hiểu các quy tắc. Cố gắng hết sức có thể để không nhượng bộ trước sự khóc lóc này. Hãy trấn an chúng, cho chúng thời gian để khóc và ổn định. Bạn có thể đặt chuồng của chúng trong phòng ngủ của mình để chúng biết bạn đang ở gần.

Hãy chống lại sự cám dỗ để chú chó con ngủ chung giường với bạn vào đêm đầu tiên! Việc huấn luyện cho chó ở trong chuồng cần có thời gian, công sức và sự kiên trì của bạn nhưng nó sẽ mang lại cho chó con một nơi tuyệt vời mà chúng có thể gọi là của riêng mình. Chúng luôn có thể lui vào chuồng nếu chúng cảm thấy bị đe dọa hoặc chỉ muốn một nơi để thư giãn. Khi bạn để chó con ngủ trên giường, chúng sẽ bỏ lỡ đêm đầu tiên trong “căn phòng” mới của mình.

Chó con khóc trong đêm đầu tiên

Trong vài đêm đầu tiên, rất có thể bạn sẽ bị đánh thức vào nửa đêm để đi vệ sinh vì bàng quang của chó con rất nhỏ. Bạn có thể phải cho chúng đi vệ sinh trước và sau khi đi ngủ. Bạn cũng có thể cần phải mang chúng ra ngoài để đi vệ sinh vào giữa đêm. Hãy lắng nghe tiếng khóc của chó và đưa chúng đi vệ sinh ở bên ngoài. Hãy kiên nhẫn! Đây là thời điểm khó nhất để bạn giữ được bình tĩnh và không nổi giận.

Tuy nhiên, hãy để chó đi vệ sinh khi chúng cần. Điều này sẽ tiếp tục củng cố nhu cầu đi ra ngoài để “giải quyết nhu cầu” của chó bất kể thời gian nào. Sau khi bạn đưa chó con ra ngoài đi vệ sinh lần cuối, hãy thiết lập thói quen hàng đêm. Ra lệnh cho chúng đi vào chuồng ngủ và cho chúng thời gian để tuân thủ. Đây là thời điểm tốt để thực thi các quy tắc tương tự.

– Chó con có xu hướng ngủ 15-20 giờ mỗi ngày, vì vậy bạn sẽ không gặp khó khăn gì để chúng ngủ suốt đêm khi chúng được 10-12 tuần tuổi. Sau khi đã ổn định thói quen và làm quen với môi trường mới, chúng sẽ có thể dễ dàng ngủ suốt đêm.

f. Gắn kết với chó

Mối quan hệ gắn bó giữa bạn với cún con bắt đầu ngay khi bé theo bạn về nhà và không ngừng phát triển. Mối quan hệ này được nuôi dưỡng thông qua tình cảm, huấn luyện, những lúc chải lông, vui chơi cùng nhau, tập thể dục chung và tham gia các hoạt động khác.

Sự củng cố tích cực, nhiều tình cảm từ gia đình, các quy tắc và thói quen nhất quán sẽ giúp chó con của bạn thích nghi với gia đình mới của chúng. La mắng hoặc thậm chí là đòn roi sẽ không tạo được mối quan hệ tốt đẹp với chú chó con mới của bạn. Duy trì cách cư xử tích cực ngay cả khi chúng đã làm sai điều gì đó sẽ tốt hơn cho bạn và chúng.

Tổng kết

Vài tuần đầu tiên về nhà của chó có thể sẽ là khoảng thời gian có sự điều chỉnh rất lớn đối với cả hai. Bạn có thể làm cho quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn nhiều nếu bạn chuẩn bị trước. Hãy từ từ giới thiệu chó con của bạn với cả ngôi nhà mới và gia đình mới của chúng. Làm chậm mọi thứ sẽ đảm bảo rằng chú chó của bạn có thể xử lý đầy đủ toàn bộ khu vực xung quanh mà không bị choáng ngợp.
 
Sau khi bạn chó con của bạn đã ổn định, bạn sẽ có thể bắt đầu huấn luyện chúng đi vào trong lồng, huấn luyện đi vệ sinh và cả lịch trình ăn uống, xã hội hóa cho chó con. Hãy sắp xếp thời gian để đưa chú cún cưng của bạn đến thú y để khám chữa bệnh và tiêm vacine.
 
Chó con là một niềm vui lớn nhưng việc giới thiệu chúng về nhà của bạn có thể khiến bạn căng thẳng. Giảm bớt căng thẳng bằng cách thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để cả chó và bạn cảm thấy thoải mái.
Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!