3 cách điều trị rận tai mèo dễ dàng tại nhà

Rận tai mèo là một trong những căn bệnh khá phổ biến và rất dễ lây lan. Nếu để lâu không chữa trị, tai mèo sẽ bị nhiễm trùng và có thể mất khả năng nghe.

1. Bệnh rận tai mèo là gì?

Rận tai, ve tai (hay còn gọi là Otodectes cynotis) là ký sinh trùng siêu nhỏ sống trên mèo, chó, thỏ và chồn. Chúng sống trong những nơi tăm tối và âm ấm (như ống tai) để ăn mảnh da vụn. Mặc dù ve tai thường được tìm thấy trong tai, nhưng chúng cũng có thể đi lang thang trên cơ thể, gây kích ứng và ngứa da.

Như các loài ký sinh trùng khác, chúng sẽ khiến tai mèo ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn, sưng tấy ống tai và cuối cùng là điếc một phần hoặc toàn bộ. Rận tai ở mèo cũng có thể di chuyển khắp cơ thể của mèo, gây ngứa và sưng tấy. Chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân nếu bạn không chữa trị cho mèo của mình.

Rận tai rất dễ lây lan giữa các động vật với nhau khi tiếp xúc trực tiếp. Con ve hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể được nhìn thấy như một đốm trắng di chuyển trên nền tối.

Rận trong tai mèo

Vòng đời của ve tai: Mất khoảng 3 tuần để một con ve phát triển từ trứng thành con trưởng thành, trải qua tổng cộng 5 giai đoạn. Ve tai trưởng thành sống khoảng 2 tháng, trong thời gian này chúng liên tục sinh sản. Toàn bộ vòng đời của ve tai diễn ra trên động vật chủ, mặc dù ve có thể tồn tại trong một thời gian giới hạn trong môi trường.

2. Dấu hiệu mèo bị rận tai

Làm sao nhận biết rận tai mèo? Ve tai là nguyên nhân phổ biến của bệnh tai và nhiễm trùng, mặc dù các tình trạng tai khác có thể gây ra các dấu hiệu lâm sàng tương tự. Chúng là loài ngoại ký sinh phổ biến thứ hai được tìm thấy trên vật nuôi; phổ biến nhất là bọ chét.

Bạn có thể tìm hiểu thêm căn bệnh ngoài da phổ biến nhất ở mèo – rận mèo theo hướng dẫn.

Nhiễm trùng là một vấn đề rất phổ biến ở chó con và mèo con, mặc dù vật nuôi ở mọi lứa tuổi đều có thể bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu lâm sàng của sự lây nhiễm khác nhau về mức độ nghiêm trọng từ vật nuôi này sang vật nuôi khác. Cách nhận biết mèo bị rận tai gồm:

a. Nhiều ráy tai

Mèo ở rất sạch, chúng thường xuyên chải chuốt, liếm rửa nên tai chúng rất ít ráy. Rận tai ở mèo gây kích thích niêm mạc. Việc mèo tiết ra ráy tai giống như một phản ứng chống lại “kẻ xâm nhập”. Vì vậy, nếu tai bé nhà bạn có nhiều ráy tai màu nâu, đen giống bã cà phê thì rất có thể mèo bị rận tai. Ve tai mèo cũng thường gây mùi hôi ở tai.

Rân tai mèo phải làm sao?

b. Mèo thường xuyên gãi tai và lắc đầu

Rận tai mèo gây ngứa ngáy và khó chịu, khiến các mèo thường xuyên đưa chân sau lên gãi, lắc đầu. Lúc này móng vuốt ở chân sẽ khiến phần da ở tai bị rách, chảy máu và nhiễm khuẩn. Tai ngoài có thể chảy mủ, thậm chí là ống tai sẽ bị tổn thương, màng nhĩ bị rách dẫn đến việc mất thăng bằng.

Mèo rận tai thường hay nghiêng đầu và gãi

c. Nghiêng đầu sang 1 bên

Việc thường xuyên nghiêng đầu sang 1 bên cho thấy bé mèo của bạn đang có vấn đề về tai. Lúc này, bạn nên đưa bé đi thú ý ngay lập tức vì có thể bé đang gặp vấn đề về tai nặng hơn, chứ không đơn giản là rận tai mèo nữa.

d. Triệu chứng khác

– Những vùng bị rụng lông do tự chấn thương do mèo chải lông quá mức hoặc cào. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến lông mèo rụng. Để biết được lý do, bạn nên tìm hiểu thêm các nguyên nhân khiến mèo bị rụng lông.

– Phát ban dạng vảy xung quanh hoặc trong tai.

– Tổn thương da thường ảnh hưởng đến tai và vùng da xung quanh nhưng đôi khi các vùng khác của cơ thể có thể bị ảnh hưởng.

Video cận cảnh bệnh rận tai ở mèo:

3. Cách trị rận tai cho mèo tại nhà

Mèo bị rận tai phải làm sao? Dưới đây là 3 cách trị rận tai cho mèo mà bạn có thể áp dụng:

a. Chích thuốc

– Đây là cách trị rận tai mèo đơn giản nhất và dễ dàng nhất. Bạn bắt buộc phải cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ thú y. Việc chích thuốc điều trị chỉ dùng cho những em mèo khỏe mạnh trên 6 tháng tuổi, mèo con bị rận tai không thể áp dụng phương pháp này. Sau khi chích 1 tuần thì không nên tắm.

– Tuy nhiên, việc chích thuốc sẽ có những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các bé, nhất là gan thận. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên dùng các cách chữa rận tai cho mèo dưới đây.

b. Dùng thuốc nhỏ rận tai cho mèo

Đây là phương pháp được ưa chuộng nhất. Bạn có thể tìm mua các loại thuốc như thuốc nhỏ tai Otoklen hoặc thuốc trị rận tai mèo Dexoryl của Virbac.

Cách nhỏ thuốc trị rận tai mèo:

– Bạn nên chuẩn bị hết những vật dụng cần thiết để trên bàn và mở sẵn: nước muối sinh lý, bông, tăm bông, thuốc nhỏ trị rận tai ở mèo

– Nếu có quá nhiều ráy tai, thuốc sẽ bị chặn lại và không thể đi vào sâu trong lỗ tai được. Vì vậy trước khi nhỏ thuốc, hãy vệ sinh tai mèo bằng nước muối sinh lý. Dùng tăm bông thấm qua nước muối sinh lý, vắt thật khô nước, sau đó lau rửa tai mèo. Lưu ý là bạn không nên đâm quá sâu vào tai mèo.

– Nhỏ thuốc chữa rận tai mèo: đặt mèo ở vị trí sao cho thuận tiện với tay của bạn nhất, giữ chặt không để mèo cử động, sau đó nhỏ thuốc (theo liều lượng) vào tai mèo. Dùng ngón trỏ và ngón cái xoa tai mèo để thuốc ngấm sâu hơn. Sau đó để mèo lắc đầu để ráy tai trồi ra ngoài. Dùng bông lau hết ráy.

Lưu ý:

– Khi dùng tăm bông vệ sinh tai mèo, tuyệt đối không ngoáy quá sâu. Việc này sẽ khiến mèo giật mình, động đậy khiến tai mèo bị tổn thương.

– Trong quá trình vệ sinh, nếu không thể giữ mèo ngồi yên bằng 1 tay thì bạn nên nhờ người giữ dùm để khỏi bị trượt.

Cách điều trị rận tai mèo tại nhà

– Lặp lại quy trình nhỏ thuốc 1l/ngày. Việc điều trị cần sự kiên nhẫn. Tùy tình trạng nặng nhẹ mà thời gian điều trị sẽ khác nhau (ít nhất là 3 tuần).

– Một số bé mèo có thể dị ứng với các thành phần của thuốc nhỏ rận tai cho mèo. Chúng sẽ trở nên mất thăng bằng mặc dù màng nhĩ không có tổn thương. Lúc này hãy đưa tới thú y ngay lập tức.

– Nếu mèo nghiêng đầu trong quá trình điều trị hoặc tình trạng rận tai trên mèo không đỡ khi thời gian điều trị quá lâu, hãy đưa bé đến thú y sớm nhất có thể.

c. Thuốc nhỏ gáy trị rận tai cho mèo

Thay vì dùng thuốc nhỏ tai, bạn có thể dùng các loại thuốc nhỏ gáy có tác dụng tổng hợp. Thuốc có chứa Salemectin có thể vừa trị được các loại nội ngoại ký sinh như chữa rận tai cho mèo, bọ chét, các loại giun như giun tim, giun đũa. Chúng tôi khuyến khích bạn nên dùng thuốc nhỏ gáy Revolution.

Cách dùng thuốc nhỏ gáy trị rận tai mèo: Vuốt ngược lông mèo lên, nhỏ vô da ở vùng gáy sau cổ (giữa 2 xương vai) của mèo và day đều da sau gáy. Thuốc sẽ có tác dụng từ 1-2 ngày và kéo dài hiệu quả tới 6-7 tháng.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không cho mèo liếm vào thuốc
  • Trong vòng 1 tuần sau khi nhỏ thuốc, không tắm mèo để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Không dùng thuốc quá 1 lần trong 1 tháng.
  • Thuốc chỉ dùng cho mèo lớn hơn 2 tháng tuổi

Video hướng dẫn cách rửa tai cho mèo:

4. Ngăn ngừa tái nhiễm rận tai mèo

– Để ngăn ngừa việc bị rận tai mèo hoặc tái nhiễm thì thuốc nhỏ trị rận tai cho mèo Selamectin (nhỏ gáy) là sự lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ dùng để chữa, ngừa rận tai mà thuốc này còn dùng để tiêu diện bọ chét và một số loại giun ở đường ruột.

– Bàn chân sau của mèo là nơi ẩn chứa những mầm mống ve rận còn sót lại sau khi chúng dùng chân để gãi. Bạn có thể phun thuốc chứa Fioronil lên 2 bàn chân sau của chúng để bảo vệ. Bạn có thể dùng thuốc chứa Fioronil của Frontline – Frontline Spray xịt ve rận bọ chét.

5. Một số lưu ý khi điều trị rận tai cho mèo

Rận tai mèo có lây sang người không? Ve tai không tồn tại lâu trên người nên không gây nhiễm trùng lâu dài cho người. Tuy nhiên, ve tai có thể gây phát ban ngứa tạm thời cho những người nhạy cảm nếu trong nhà có vật nuôi bị nhiễm bệnh, mặc dù đây được coi là một trường hợp hiếm gặp.

– Vì bệnh rận tai mèo lây lan rất nhanh nên bạn nên nếu bạn nuôi nhiều hơn 1 thú cưng trong nhà thì nên cách ly con bị rận tai với đám còn lại.

– Nếu việc chữa trị tai mèo bị rận không có kết quả thì bạn nên đổi phương pháp hoặc đem ra thú y, tránh cho mèo bị lờn thuốc. Tuy nhiên, khi mang mèo ra thú y, bạn cũng nên hạn chế việc chích thuốc kháng sinh cho chúng.

– Việc điều trị bệnh rận tai ở chó mèo là khác nhau. Nếu chó cưng bị lây rận tai từ mèo thì bạn nên đưa đến thú y để được tư vấn điều trị.

Tổng kết

Rận tai mèo ký sinh trùng phổ biến và dễ lây lan. Nó làm cho mèo của bạn luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không chữa trị, mèo của bạn có thể bị viêm tai và điếc. Bạn có thể dễ dàng nhận biết rận tai mèo thông qua các dấu hiệu như:
  • Mèo có nhiều ráy tai màu đen, hôi tai
  • Thường xuyên gãi ngứa, nghiêng đầu
  • Rụng lông ở vùng trên mắt hoặc gần tai
Bạn có thể dễ dàng chữa rận tai cho mèo tại nhà bằng các loại thuốc trị rận tai cho mèo như thuốc nhỏ tai hoặc thuốc nhỏ gáy có chứa Salemectin. Vì đây là căn bệnh dễ lây lan, nên bạn cần cách ly mèo bị bệnh với các con mèo khác.

Leave a Comment

Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!