Giống như con người chúng ta, chó mèo cũng bị bệnh và chúng thưởng gặp một số căn bệnh thường xuyên hơn những căn bệnh khác. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở chó bạn nên biết để có thể phòng ngừa và chữa trị chúng kịp thời.
1. Các bệnh thường gặp ở chó con
a. Bệnh Pravo
Tiêm vắc xin phòng bệnh parvovirus là cách phòng bệnh tốt nhất. Nếu chó bạn bị nhiễm bệnh, chúng có thể sẽ phải cần được truyền dịch qua đường tĩnh mạch và đôi khi là thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng huyết. Bệnh rất dễ gây tử vong. Điều quan trọng là phải phát hiện và chữa trị sớm. Chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc thêm “Những điều cần biết về bệnh Parvo ở chó” để bảo vệ bé chó của mình tốt nhất.
b. Bệnh Care – sài sốt ở chó (Distemper)
c. Bệnh ho cũi
Bệnh thường gặp ở chó con tiếp theo là bệnh ho cũi. Bệnh ho cũi được đặc trưng bởi tiếng ho khan dữ dội và nhiều người thường mô tả nó giống như có cái gì đó ‘mắc kẹt trong cổ họng của chó’. Bệnh ho cũi ở chó – còn được gọi là viêm khí quản truyền nhiễm được gây ra do vi khuẩn Bordetella domainsseptica hoặc do virus parainfluenza ở chó, cả hai đều lây nhiễm qua các phần tử trong không khí.
Bệnh ho cũi thường lây nhiễm từ các nơi đông đúc như các buổi giao lưu cho chó, tại các trạm cứu hộ, nơi trôn chó, thậm chí cả tại thú y. Vì lý do này, hầu hết các cơ sở trông chó yêu cầu chó của bạn phải được tiêm vaccine trước khi gửi chó vào, để ngăn ngừa dịch bùng phát.
Chó có biểu hiện lờ đờ, chán ăn và sốt, sau đó chó sẽ có các cơn ho sâu, thường có đờm. Nếu không được điều trị, bệnh ho cũi ở chó có thể dẫn đến viêm phổi. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ cơn ho bất thường nào từ con chó con của mình, tốt nhất bạn nên đưa nó đi thú y kiểm tra để đảm bảo rằng nó không bị viêm phổi. Nếu bạn nghi ngờ con chó của bạn bị ho Kennel, hãy giữ chúng tránh xa những con chó khác.
Thuốc ức chế ho có thể được kê đơn trong những trường hợp nghiêm trọng để kiểm soát cơn ho dai dẳng không có kết quả. Bệnh thường không cần dùng kháng sinh trừ những trường hợp nặng. Bệnh ho cũi thường hết sau 10 đến 14 ngày.
d. Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó
Bệnh Viêm gan Truyền nhiễm ở chó ở do virus Adenovirus (CAV-1) gây ra. Ngày nay, chó con hiếm khi bị mắc bệnh này nếu chúng được chích vaccine đầy đủ.
Rất khó để biết liệu con chó của bạn có bị nhiễm Adenovirus hay không, nhưng nó thường bắt đầu với các vấn đề về đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và có thể phát triển thành bệnh vàng da.
Nếu chó con của bạn mắc bệnh, chúng có thể phải điều trị bằng dịch nội trú và hỗ trợ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và / hoặc thuốc giảm dịch khi cần thiết.
e. Bệnh Lepto ở chó
Bệnh Lepto ở chó do vi khuẩn Leptospira gây ra, có thể ảnh hưởng đến thận và gan và lây truyền qua nguồn nước bị ô nhiễm và nước tiểu bị nhiễm bệnh. Căn bệnh thường gặp ở chó này có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh. Để biết cách và lịch tiêm ngừa bệnh Lepto ở chó, bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn của chúng tôi tại đây.
Các triệu chứng của bệnh Lepto ở chó giống như bệnh cúm. Chó bị nôn mửa, sốt hoặc hôn mê. Chó bị bệnh Lepto sẽ được dùng thuốc kháng sinh. và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, một đợt kháng sinh có thể kéo dài bốn tuần hoặc hơn.
2. Các bệnh hay gặp ở chó trưởng thành
a. Các vấn đề về da
Mọt trong các bệnh chó thường gặp nhiều nhất là vấn đề về da. Chó bị ngứa và gãi là những dấu hiệu điển hình khi chúng bị các vấn đề về da. Da chó nổi mẩn đỏ và ngứa, viêm, bong tróc, có vảy, chó bị rụng lông (theo từng mảng) hoặc các bất thường khác.
Các bệnh ngoài da thường gặp ở chó là dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm, ký sinh trùng, nhiễm trùng da… Bạn có thể xem thêm các nguyên nhân khiến chó ngứa và gãi liên tục để chữa trị đúng cách. Nếu chó của bạn không khỏi, hoặc nếu da của chúng có biểu hiện bất thường, hãy đưa chúng đến thú y để được điều trị.
b. Nhiễm trùng tai
Đứng thứ 2 trong các bệnh thường gặp ở chó trưởng thành là nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai thường khiến chó lắc đầu và gãi tai. Thông thường, khi chó bị nhiễm trùng tai, tai của chúng sẽ chảy dịch hoặc có các mảnh vụn và có mùi rất hôi thối. Nhiễm trùng tai có thể khiến chó ngứa ngáy, thậm chí là đau.
Nếu không được điều trị, chúng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho chó. Nếu con chó nhà bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng tai hơn một hoặc hai ngày, hãy đến bác sĩ thú y. Nhiễm trùng tai đôi khi đi kèm với các vấn đề về da. Ngoài ra, chúng có thể liên quan đến dị ứng.
c. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường khá phổ biến ở chó, đây là một trong các căn bệnh tiết niệu chó thường bị nhất. Tuy nhiên, nhiều người lại không nhận ra được chó bị bệnh này. Họ chỉ cho rằng chó của mình dở chứng hoặc có các vấn đề hành vi. Trong khi thực ra chó bị viêm đường tiết niệu, đặc biệt nếu chúng là chó con hoặc có các bệnh lý tiềm ẩn khác.
Các dấu hiệu chó bị viêm đường tiết niệu bao gồm đi tiểu bậy bạ ra nhà, đi tiểu thường xuyên, khát nước nhiều hơn, nước tiểu có máu, đau đớn khi đi tiểu và hôn mê. Những triệu chứng này cũng có thể liên quan đến các bệnh chó thường gặp khác, chẳng hạn như bệnh thận và tiểu đường. Đây là căn bệnh nguy hiểm với chó của bạn, vì vậy nếu thấy các triệu chứng này quen thuộc, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra kịp thời.
Ngoài viêm đường tiểu, chó của bạn cũng có thể mắc các bệnh tiết niệu nguy hiểm khác. Chúng tôi khuyến khích bạn nên đọc thêm “Các bệnh tiết niệu thường gặp ở chó” để nhận biết và chữa trị kịp thời.
d. Nôn mửa
Các bệnh thường gặp ở chó bao gồm nôn mửa. Có rất nhiều lý do khiến chó bị nôn mà bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn. Ở chó con, điều này có thể nghiêm trọng hơn vì chúng nhỏ hơn và có nhiều nguy cơ bị mất nước và lượng đường trong máu thấp. Mặc dù bạn không cần phải vội vàng đến bác sĩ thú y mỗi khi con chó bị ói, nhưng đây cũng không phải là dấu hiệu bạn nên xem nhẹ hay bỏ qua.
Nôn mửa có thể là một dấu hiệu của việc nhiễm độc, tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc các bệnh trên chó nghiêm trọng khác. Nếu con chó của bạn vẫn tiếp tục nôn mửa hoặc có các triệu chứng khác như tiêu chảy, mệt mỏi hoặc yếu ớt, bạn nên đem chúng tới thú y.
e. Tiêu chảy
Tiêu chảy không phải là bệnh, mà nó là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Chó có thể tiêu chảy kèm theo nôn mửa. Nguyên nhân tiềm ẩn khiến chó bị tiêu chảy tương tự như nguyên nhân khiến chó nôn mửa. Mặc dù một hoặc hai đợt tiêu chảy không phải là trường hợp khẩn cấp, nhưng tiêu chảy liên tục có thể dẫn đến mất nước, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chó con bị tiêu chảy có thể là một triệu chứng của bệnh nghiêm trọng nhưng cũng có thể là một bệnh đơn giản, phổ biến ở chó con. Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân, bao gồm các loại vi rút nghiêm trọng hơn như bệnh Care và Parvo, cùng với các nguyên nhân phổ biến hơn như giun đường ruột, hoặc do chúng ăn thứ không nên ăn (rác). Bạn có thể áp dụng các cách điều trị chó bị tiêu chảy tại nhà sau đây. Tuy nhiên, nếu chó không khỏi trong vòng từ 12 – 24 giờ, bạn nên đưa chúng đến thú y.
f. Ký sinh trùng
Với chó, ký sinh trùng hiện diện ở khắp mọi nơi. Chúng có thể là ký sinh trùng bên ngoài như bọ chét và ve, hoặc ký sinh bên trong như giun tim và giun đường ruột. Bọ chét mang bệnh và gây khó chịu cho con chó của bạn. Chúng thậm chí có thể gây thiếu máu ở những con chó bị nhiễm trùng nặng. Ve chó là loại ký sinh trùng không chỉ hút máu mà còn truyền bệnh. Đây là một loại ký sinh trùng phổ biến dễ gặp ở chó con và cả chó trưởng thành.
Đa số những căn bệnh thường gặp ở chó do các loài ký sinh trùng này gây ra có thể được chữa trị và phòng ngừa bằng cách tẩy giun cho chó theo các hướng dẫn sau đây của chúng tôi.
g. Bệnh răng miệng
Bệnh răng miệng ở chó (đặc biệt là bệnh nha chu, một bệnh về nướu và các bộ phận bám trên răng), là một trong các bệnh thường gặp ở chó và chó già. Đây là mối quan tâm sức khỏe nghiêm trọng và thường bị chúng ta bỏ qua hoặc xem nhẹ. Hơi thở có mùi không bình thường ở chó và có thể là dấu hiệu của bệnh răng miệng. Mảng bám và cao răng trong miệng chó chứa vi khuẩn nguy hiểm, gây hại cho răng và nướu.
Thậm chí tệ hơn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh tim và suy thận. Chìa khóa để bảo vệ con chó của bạn là phòng ngừa bệnh răng miệng bằng cách đánh răng cho chó. Tuy nhiên, nếu việc đánh răng quá khó khăn, bạn có thể áp dụng các cách vệ sinh răng miệng khác cho chó theo hướng dẫn sau.
h. Ngộ độc
Đứng cuối trong danh sách các bệnh thường gặp ở chó trưởng thành là vấn đề ngộ độc. Chó rất tò mò, chúng bới, đào và ăn bất kỳ những gì chúng thích, từ rác rưởi tới cây cỏ, đất cát. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chó dễ bị ngộ độc hoặc nhiễm độc.
Độc tố có nhiều dạng, từ thực vật, thuốc men, đồ gia dụng và thậm chí một số loại thực phẩm không nên ăn. Vì vậy, để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc, hãy để những thứ độc hại ra xa khỏi tầm với của chó. Để đảm bảo, bạn nên đọc thêm danh sách những loại thực phẩm gây ngộ độc cho chó.
3. Các bệnh ở chó già thường gặp
Khi con chó của bạn già đi, chúng sẽ có những sự thay đổi trong hành vi và tâm trạng. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. Cũng giống như con người, khi chó lớn lên, khả năng chống chọi với bệnh tật của chúng sẽ suy giảm. Dưới đây là các bệnh mà chó già thường gặp.
a. Viêm khớp
Viêm khớp là một trong các bệnh thường gặp ở chó già nhất. Cũng giống như con người, nhiều con chó phát triển chứng viêm khớp khi chúng già đi. Sụn giữa các khớp hoạt động như một bộ đệm để bảo vệ xương khỏi bị hư hại. Khi sụn bị hư hỏng, nó có thể làm viêm khớp. Viêm khớp là tình trạng viêm của một hoặc nhiều khớp; nó có thể gây sưng, cứng và đau.
Dạng viêm khớp phổ biến nhất ở chó già là chó bị viêm xương khớp, còn được gọi là bệnh thoái hóa khớp. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp chịu sức nặng (hông, đầu gối, khuỷu chân, vai), làm mất dịch bôi trơn, bào mòn sụn, xương phát triển bất thường. Những thay đổi về khớp này dẫn đến đau, cứng và giảm phạm vi chuyển động. Thoái hóa khớp tiến triển, có nghĩa là nó trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Bệnh cũng có thể xảy ra với chó trường thành, thường là do ảnh hưởng của chấn thương cũ hoặc các rối loạn bẩm sinh như loạn sản xương hông.
Các dấu hiệu chó bị viêm khớp có thể bao gồm chó đi khập khiễng hoặc thay đổi dáng đi, ngại di chuyển, chán ghét cầu thang, khó đứng hoặc đi bộ và biểu hiện đau khi được nhấc lên. Chó có thể liếm hoặc nhai chỗ khớp bị đau nhức và có thể tỏ ra cáu kỉnh hoặc hung hăng. Mặc dù không có cách chữa trị bệnh viêm khớp ở chó, nhưng có những phương pháp điều trị và thực phẩm có thể làm chậm sự tiến triển và giảm bớt cơn đau.
Để biết cách phòng ngừa và giảm bớt triệu chứng chó bị khớp bằng thức ăn, bạn có thể tham khảo “Thức ăn cho chó bị khớp” trên website của chúng tôi.
b. Bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp ở chó già thường gặp tiếp theo là bệnh tiểu đường. Bệnh do insulin, một loại hormone được tạo ra bởi tuyến tụy, sản xuất và hoạt động kém của. Công việc của insulin là giúp di chuyển glucose từ máu vào các tế bào của cơ thể, nơi nó được sử dụng để làm năng lượng.
Bệnh tiểu đường ở chó thường xảy ra nhất khi chó được 8 hoặc 9 tuổi, đặc biệt là ở những con chó béo phì, chó mập. Bệnh tiểu đường có thể di truyền và phổ biến hơn ở những con chó cái, hoặc ở các giống chó đặc biệt như Samoyed, Cairn Terrier, chó Pug, chó Poodle Toy và Miniature Schnauzer.
Các dấu hiệu chó bị bệnh tiểu đường bao gồm chó thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều, giảm cân, mệt mỏi, khó chịu, nhiễm trùng tái phát, mờ mắt và vết cắt hoặc vết bầm tím chậm lành.
c. Mù lòa
Bị mù là một trong các bệnh thường gặp ở chó già thường gặp nhất. Tình trạng chó bị mù lòa có thể xảy ra theo thời gian ở một số loài chó. Thị lực suy giảm hoặc mù lòa là một phần của quá trình lão hóa bình thường của chó hoặc có thể do chó bị bệnh ở mắt như đục thủy tinh thể gây ra. Đục thủy tinh thể làm cho mắt dường như bị bao phủ bởi một lớp phủ màu trắng. Các dấu hiệu khác khi chó bị mù bao gồm chó dễ va chạm vào đồ vật, ngã, đồng tử giãn và mắt đỏ hoặc bị kích thích.
Nếu bạn thấy mắt của chó bị đục hoặc nghĩ con chó của mình sắp bị mù, hãy đến bác sĩ thú y. Nếu sự mù lòa chỉ đơn giản là do tuổi già thì không thể chữa trị được, bạn không thể làm gì để ngăn chặn nó.
Mặc dù khá khó khăn nhưng điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thường ngày của chúng nếu bạn có thể bắt đầu dạy chó phụ thuộc nhiều hơn vào các giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.
Chỉ cần đảm bảo dắt chó đi chậm rãi, buộc chúng phải xích mọi lúc nếu ở ngoài trời và cố gắng tránh di chuyển xung quanh đồ đạc trong nhà. Một khi con chó của bạn biết cách bố trí, nó có thể sẽ sử dụng các giác quan khác của mình để di chuyển tốt.
Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng tình trạng chó bị mù mắt đột ngột có thể là một trường hợp khẩn cấp.
d. Chó bị bệnh thận
Chó già thường mắc bệnh thận. Thận loại bỏ chất thải và duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Quá trình lão hóa ảnh hưởng đến thận, vì vậy những con chó lớn tuổi thường mắc bệnh thận. Khi thận mất khả năng hoạt động, chất thải và độc tố có thể tích tụ trong cơ thể và tàn phá. Sự nhiễm độc của hệ thống này được gọi là suy thận ở chó.
Có nhiều nguyên nhân khiến thận ngừng hoạt động. Nó có thể là một viên sỏi thận làm tắc nghẽn đường tiết niệu, hoặc vỡ bàng quang, hoặc quá trình lão hóa bình thường của thận.
Không có cách chữa khỏi căn bệnh thận ở chó, nhưng may mắn thay có nhiều cách để điều trị nó, kéo dài chất lượng và số lượng cuộc sống của chúng. Bệnh thận ở chó càng được phát hiện sớm thì càng có thể làm chậm sự tiến triển của nó. Những thay đổi sớm ở thận có thể được phát hiện khi phân tích nước tiểu.
Bạn nên học cách nhận biết các triệu chứng chó bị suy thận để điều trị sớm cho chúng. Về cơ bản, bạn có thể thấy chó uống nhiều nước hơn, đi tiểu nhiều hơn, sụt cân…
e. Điếc
Kế tiếp trong danh sách các bệnh thường gặp ở chó già thường gặp là tình trạng điếc. Những chú chó lớn tuổi sẽ bị giảm thính lực. Thoái hóa dây thần kinh ở chó lớn tuổi thường dẫn đến mất thính lực dần dần. Nhiều người sẽ nhầm lẫn chó mất thính giác với chứng sa sút trí tuệ, vì chó có thể biểu hiện tương tự.
Làm gì khi chó bị điếc? Rấc tiếc là bạn không thể làm gì để chấm dứt tình trạng này, nhưng bạn có thể làm nhiều thứ để giúp chú chó của mình thích nghi. Vì nó không diễn ra trong một sớm một chiều mà nó cho bạn thời gian để thích nghi.
Hãy thử các phương pháp cụ thể để huấn luyện chó bị điếc, như sử dụng tín hiệu tay. Chẳng bao lâu, bạn sẽ thấy rằng việc mất thính giác hầu như không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chó.
f. Ung thư
Một trong các bệnh ở chó già thường gặp là ung thư. Ung thư trở nên phổ biến hơn ở chó khi chúng già đi và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở chó già. Chó bị ung thư khác nhau sẽ có các triệu chứng khác nhau.
Xét nghiệm máu hiếm khi phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu, vì vậy điều quan trọng là phải để ý xem con chó của bạn có bất kỳ cục u hoặc vết sưng tấy nào trên cơ thể, thay đổi về trọng lượng, vết loét chậm lành, chảy máu từ miệng, mũi hoặc tai hay không.
Bạn cũng có thể thấy chó chảy nước dãi, ho, thở gấp, khó ăn và cực kỳ mệt mỏi. Những triệu chứng khác cần theo dõi thêm gồm chó bị tiêu chảy, táo bón hoặc máu và chất nhầy trong phân. Đây là lý do tại sao việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chó là rất quan trọng. Một xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện ra thứ gì đó mà mắt thường không nhìn thấy được.
Chó bị ung thư sống được bao lâu còn tùy thuộc vào thời gian bạn phát hiện ra bệnh. Điều trị ung thư thành công có nhiều khả năng hơn nếu chó của bạn được phát hiện sớm bệnh ung thư.
g. Chứng mất trí nhớ
Chứng mất trí nhớ hay Hội chứng rối loạn chức năng nhận thức ở chó (CDS) là một tình trạng bệnh lý gây mất trí nhớ, thay đổi tính cách, nhầm lẫn và mất phương hướng. Đây cũng là căn bệnh trên chó phổ biến nhất trong các bệnh ở chó già.
Bệnh Alzheimer’s ở người cũng gần giống như bệnh CDS hoặc căn bệnh mất khả năng nhận thức ở mèo già. Điểm tương đồng về căn bệnh này giữa người và chó mèo là không rõ nguyên nhân; và sự tồn tại của các chất tích tụ protein gây hại thần kinh trong não trở thành chất sáp và tạo ra mảng bám.
Các dấu hiệu chó bị sa sút trí tuệ ban đầu rất tinh tế nhưng có thể trở nên rất nghiêm trọng, khiến cuộc sống của chúng khổ sở. Các dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ ở chó bao gồm mất phương hướng, lú lẫn, đi bộ, đi lang thang, đứng trong góc như bị lạc, đi nhầm phía cửa mở, kêu to, không tương tác nhiều với gia đình.
Những con chó già bị CDS thậm chí có thể quên các câu lệnh cơ bản, quên tên của chúng, quên chủ, đi vệ sinh bậy bạ ra nhà, thay đổi giấc ngủ và dành thời gian dài để nhìn chằm chằm vào không gian. Chúng cũng có thể lặp đi lặp lại các hành vi khác như đi bộ theo vòng tròn.
Không có cách để bạn chữa khỏi chứng mất trí nhớ hoặc rối loạn chức năng nhận thức, nhưng có những loại thuốc và chất bổ sung có thể hữu ích trong một số trường hợp.
h. Béo phì
Béo phì là một căn bệnh thường gặp ở chó. Chó có thể bị thừa cân ở mọi lứa tuổi, nhưng ảnh hưởng của quá trình lão hóa khiến khả năng tăng cân ở chó già dễ xảy ra hơn. Béo phì có thể gây ra hoặc làm phức tạp các vấn đề sức khỏe như chó bị đau khớp chân, bệnh tim và tiểu đường.
Nhưng nhiều người lại không hiểu được tầm quan trọng của việc giữ cho chó một cân nặng lý tưởng. Bệnh béo phì có thể được ngăn ngừa được thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục thích hợp. Để biết chó của bạn có mập hay không và cách giảm cân cho chó, bạn nên đọc thêm hướng dẫn chăm sóc chó thừa cân của chúng tôi sau đây.
i. Các bệnh ở chó già khác
– Chó đi tiểu không kiểm soát: Sự thay đổi của tuổi già đối với các cơ quan, cơ và dây thần kinh trong cơ thể có thể khiến chó của bạn khó nhịn tiểu như trước đây. Đi vệ sinh không kiểm soát có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh của chó già khác nhau như bệnh tiết niệu ở chó, vì vậy điều cần thiết là đem chú chó của bạn đến thú y thường xuyên hơn.
– Khối u: Những chú chó lớn tuổi có xu hướng nổi nhiều cục u và bướu khác nhau. Chúng nên được bác sĩ thú y kiểm tra để loại trừ ung thư. May mắn thay, nhiều khối u là mụn cóc lành tính, nốt ruồi hoặc khối u mỡ. Nói chung, chúng sẽ không cần phải phẫu thuật cắt bỏ trừ khi chúng ảnh hưởng tới chó của bạn.
Tổng kết
Trên đây là những bệnh thường gặp ở chó. Một trong số chúng dễ gây ra tình trạng nguy hiểm cho bé cưng của bạn. Việc nhận ra các dấu hiệu để chữa trị các bệnh ở chó là vô cùng quan trọng. Chó con thường dễ gặp các bệnh truyền nhiễm như bệnh parvo, bệnh care, viêm gan truyền nhiễm hay bệnh lepto. Trong khi đó, chó trưởng thành sẽ dễ bị các vấn đề nhiễm trùng như nhiễm trùng da, tai, các triệu chứng tiêu chảy hay nôn mửa, bệnh về ký sinh trùng.
Chó già, với hệ miễn dịch kém đi, sẽ có sự thay đổi đáng kể về sức khỏe. Chúng có thể chậm chạp hơn, sức bền thấp hơn và gặp các bệnh về khớp, sức khỏe răng miệng, béo phì, ung thư, suy thận, mất trí nhớ và giảm các giác quan.
Tìm hiểu về các bệnh ở chó và rối loạn liên quan đến tuổi tác của chó ngay bây giờ có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh và chăm sóc chú chó của mình tốt hơn.