- Một con mèo ngang nhiên đi vào cửa hàng và ngủ gục tại đây trong lúc “kiệt sức” cố mở hộp đồ ăn khô trộm được
- Khi thấy con sen bị bắt nạt, chú mèo này đã lao vào bảo vệ và đánh đuổi kẻ xấu như 1 người hùng
Mục lục
- 1. Là động vật chậm nhất thế giới
- 2. Con Lười bị mù
- 3. Không có con Lười sẽ không có quả bơ
- 4. Mạnh hơn chúng ta gấp 3 lần
- 5. Sống một cuộc đời lơ lừng
- 6. Cống hiến cuộc đời cho công cuộc ăn ngủ
- 7. Thải phân bằng 1/3 trọng lượng cơ thể
- 8. Đánh nhau để giành bạn tình
- 9. Tầm nhìn 360o
- 10. Micheal Phelps của thế giới động vật
- 11. Có thể chết vì no bụng
- 12. Rơi từ 30m mà không bị thương
- 13. Có thể chữa khỏi bệnh ung thư
- 14. Những sự thật khác
1. Là động vật chậm nhất thế giới
Vì sao con Lười lại chậm? Bản chất của con Lười cho phép nó tiết kiệm năng lượng, di chuyển chậm hơn bất kỳ động vật có vú nào khác trên hành tinh. Tốc độ khiêm tốn này có nghĩa là những con Lười thường di chuyển không quá 38 m trong một ngày và trong những trường hợp hiếm hoi khi chúng thấy mình ở trên mặt đất, chúng chỉ bò được 30 cm cho mỗi phút.
Con Lười có tỷ lệ trao đổi chất cực kỳ thấp. Tỷ lệ trao đổi chất thấp có nghĩa là con Lười có thể tồn tại với lượng thức ăn tương đối ít; chúng phải mất nhiều ngày để xử lý những gì các động vật khác có thể tiêu hóa trong vài giờ. Đôi khi chúng mất 30 ngày để tiêu hóa một chiếc lá. Vì lá gần như không có chất dinh dưỡng nên con Lười không có nhiều năng lượng. Đó là lý do vì sao chúng lại chậm chạp như vậy, để tránh việc mất năng lượng quá nhiều.

Con lười tiếng anh là Sloth
2. Con Lười bị mù
Con Lười có một tình trạng rất hiếm ở mắt được gọi là đơn sắc hình que, nghĩa là chúng hoàn toàn thiếu tế bào hình nón trong mắt. Kết quả là tất cả những con Lười đều bị mù màu, chỉ có thể nhìn kém trong ánh sáng mờ và hoàn toàn bị mù trong ánh sáng ban ngày.
Rất may, những con Lười đã bù đắp cho thị lực kém như vậy bằng cách có khứu giác phi thường và trí nhớ không gian tuyệt vời! Thị lực kém của chúng cũng là một trong những lý do quan trọng giải thích cho sự chậm chạp của con Lười. Bạn không thể chạy nhảy nhanh nhẹn xung quanh nếu bạn không thể nhìn thấy đường!
3. Không có con Lười sẽ không có quả bơ
Con lười hiện đại ngày nay thường có kích thước tương đương với một con chó cỡ trung bình. Chúng đạt tối đa khoảng 76 cm và nặng từ 4 đến 7,7 kg. Nhưng những con lười cổ đại cách đây hàng triệu năm trước khổng lồ hơn nhiều. Chúng là một trong những loài động vật có vú duy nhất có hệ tiêu hóa đủ lớn để xử lý toàn bộ hạt bơ khổng lồ. Chúng ăn trái cây và sau đó phát tán hạt giống đi khắp nơi.
Những con lười khổng lồ trên mặt đất – người ta cho rằng có hơn 80 loại khác nhau với con lớn nhất , được gọi là ‘Megatherium’, có kích thước bằng một con voi châu Á! Một số con dài gần 6,1 m từ mõm đến đuôi, với những móng vuốt khổng lồ để kéo cành cây xuống để ăn. Và chúng là một trong những động vật di chuyển chậm nhất trên trái đất!
Lười có tổng cộng 6 loài và chúng được chia thành 2 loại phổ biến: Lười 2 ngón và Lười 3 ngón. Mặc dù tổ tiên của chúng sống ở Bắc Mỹ, những con lười thời nay lại sống ở Trung và Nam Mỹ, bao gồm các vùng của Brazil và Peru. Chúng sống trên cây cao của rừng mưa nhiệt đới.
Video về sự chậm chạp của con Lười
4. Mạnh hơn chúng ta gấp 3 lần
Con Lười là nhà vô địch thế giới về môn kéo co không thể tranh cãi – ngay từ khi sinh ra, con Lười đã có thể nâng toàn bộ trọng lượng cơ thể lên chỉ bằng một cánh tay. Không chỉ vậy, Lười còn có khối lượng cơ ít hơn 30% so với các loài động vật có vú có kích thước tương tự và mạnh hơn con người bình thường gấp ba lần.
Chúng có sự sắp xếp cơ bắp chuyên biệt hóa để có thể tạo ra đủ sức mạnh để chịu được lực của một con báo đốm đang cố gắng xé xác chúng khỏi cây. Các đường gân chuyên dụng ở bàn tay và bàn chân của con Lười khóa vào vị trí, cho phép chúng treo ngược trong thời gian dài mà không tốn bất kỳ sức lực nào. Cơ chế khóa độc đáo này cũng là cách Lười có thể ngủ khi bị treo trên cành cây.
5. Sống một cuộc đời lơ lừng
Con Lười dành 90% cuộc đời của chúng để treo ngược trên cây. Chúng có thể thực hiện được điều này là vì các cơ quan của chúng được gắn vào khung xương sườn, có nghĩa là chúng không đè nặng lên phổi. Điều này có nghĩa là, không giống như chúng ta, một con lười có thể bị treo ngược mà không ảnh hưởng đến hô hấp của nó.

6. Cống hiến cuộc đời cho công cuộc ăn ngủ
Cuộc sống của một con lười phần lớn xoay quanh việc ăn và ngủ trong những ngôi nhà trên cây của nó. Con lười ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày bằng cách cuộn tròn thành một quả bóng nằm trên cây hoặc treo lơ lửng trên cây để ngủ. Những con lười bị nuôi nhốt có thể ngủ tới 15-20 tiếng/ngày.
7. Thải phân bằng 1/3 trọng lượng cơ thể

8. Đánh nhau để giành bạn tình
Những con Lười lười tới độ hiếm khi tương tác với nhau ngoài mùa sinh sản. Khi đến mùa sinh sản, những con Lười cái sẽ thét lên một tiếng thật chói tai, đơn điệu để cho những con đực trong khu vực biết rằng nó đã sẵn sàng để lếu lều.

Con cái sẽ mất từ 5 – 6 tháng, thậm chí là 11,5 tháng để mang thai, tùy vào giống loài. Và chúng chỉ có một con duy nhất trong một lần mang thai. Sau khi được sinh ra, những đứa trẻ không rời khỏi mẹ. Chúng bám vào bụng mẹ cho đến khi có thể tự ăn, khoảng 5 tuần đến 6 tháng.
Ngay cả sau khi những con Lười con ngừng bám vào bụng mẹ thì chúng vẫn ở bên cạnh mẹ trong 2 đến 4 năm, tùy thuộc vào loài. Đối với hầu hết các loài lười, con cái trưởng thành nhanh hơn con Lười đực. Con Lười hai ngón cái thường đạt đến độ chín về tình dục ở khoảng 3 tuổi, trong khi con đực trưởng thành từ 4 đến 5 tuổi. Tuy nhiên, điều này ngược lại với con Lười ba ngón.

9. Tầm nhìn 360o
10. Micheal Phelps của thế giới động vật

11. Có thể chết vì no bụng
Không giống như hầu hết các loài động vật có vú, Lười đã hy sinh khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể để tiết kiệm năng lượng. Thay vào đó, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trường và nhiệt độ lõi của chúng có thể dao động trên 10 ° C trong suốt một ngày! Nếu chúng bị quá lạnh, các vi sinh vật đặc biệt sống trong dạ dày của chúng có thể chết và con Lười không còn có thể tiêu hóa các loại lá mà nó ăn.Vì vậy chúng sẽ chết vì no.
12. Rơi từ 30m mà không bị thương
Về mặt giải phẫu, con Lười được “thiết kế” để rơi ra khỏi cây. Trung bình, một con Lười sẽ rơi khỏi cây mỗi tuần một lần trong suốt cuộc đời của nó. Nhưng hầu hết chúng đều sống sót – chúng có thể lao xuống từ độ cao hơn 30 m mà không bị thương.
13. Có thể chữa khỏi bệnh ung thư
Những con Lười có mối quan hệ cộng sinh với loài tảo phát triển trên bộ lông của chúng. Trong khi con Lười cung cấp cho tảo nơi trú ẩn và nước (vì lông của con Lười có khả năng hấp thụ cao), tảo cung cấp cho Lười khả năng ngụy trang cũng như bổ sung chất dinh dưỡng qua da của chúng.
Ngoài tảo ra thì còn có nấm trên lông của chúng nữa. Một số loài nấm sống trong bộ lông của con Lười đã được phát hiện là có hoạt tính chống lại một số chủng vi khuẩn, ung thư và ký sinh trùng
Màu xanh lục của tảo giúp những con Lười ngụy trang vào trong môi trường xung quanh đầy cây lá của chúng, nhưng nó cũng mời gọi bọ ve, ve, bọ cánh cứng, bướm đêm và những loài bò sát đáng sợ khác đến tham gia bữa tiệc. Hệ sinh thái nhỏ do tảo tạo ra này độc đáo đến mức một số loài, như loài bướm đêm, chỉ sống bằng lông của Lười! Một con Lười có thể chứa tới 950 con bướm đêm và bọ hung trong bộ lông của nó cùng một lúc.

14. Những sự thật khác
– Răng của con Lười mọc liên tục trong suốt cuộc đời của chúng. Khi những con Lười gặm lá, răng của chúng bị mòn đi khiến chúng không thể mọc quá lâu.
