Mách nhỏ 4 cách trị mèo bị nấm tại nhà đơn giản

Nấm trên mèo là 1 trong những căn bệnh ngoài da dễ gặp nhất. Mèo bị nấm không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, nấm có thể lan ra toàn thân.

1. Tại sao mèo bị nấm da?

Vì sao mèo bị nấm? Nấm mèo chủ yếu do nấm Microsporum canis gây nên. Ngoài ra, các loại Epidermophyton Trichophyton cũng gây ra bệnh nấm ở mèo. Những loài này cũng có thể lây nhiễm cho chó và người. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm là môi trường thuận lợi để nấm sinh sôi và phát triển, đặc biệt là đối với những con mèo có bộ lông dày và rậm rạp.

Khi đã cố thủ trong cơ thể vật chủ, nấm phát triển mạnh bằng cách tiêu hóa keratin, một chất protein là thành phần cấu trúc chính của tóc và móng tay. Khi chúng tiêu thụ keratin, các vi nấm nhỏ sinh sản nhanh chóng, tạo ra hàng triệu cơ thể sinh sản đơn bào (bào tử) có khả năng phát triển thành vi sinh vật mới.

Nấm đồng tiền ở mèo

Nguyên nhân mèo bị nấm da thường là:

  • Mèo sống ở khu vực ẩm thấp, những nơi động đúc (trạm cứu hộ), ít được tắm nắng
  • Mèo tắm xong không được sấy lông khô hoàn toàn
  • Bị lây bệnh từ những con mèo khác
  • Bị lây qua những đồ vật bị nhiễm bệnh

2. Cách nhận biết mèo bị nấm

– Dấu hiệu mèo bị nấm có thể khó phát hiện, vì các tổn thương của bệnh nấm có thể rất nhẹ hoặc thậm chí không thể phát hiện được. Nấm ngoài da ăn chất sừng có ở các lớp ngoài của da, tóc và móng. Lớp vảy “tro thuốc lá” ở sâu trong lớp lông có thể là dấu hiệu nhận biết duy nhất mèo bị nấm.

– Những con mèo bị bệnh sẽ thường xuyên ở trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Méo bị nấm rụng lông, lông gãy rụng thành từng mảng hình đồng xu, hình tròn, bầu dục hoặc hình chiếc nhẫn. Xung quanh khu vực rụng lông có bờ màu hồng.

con mèo bị nấm nên làm gì
Biểu hiện mèo bị nấm dạng nấm đồng xu

Mèo có thể bị nấm ở miệng, ở mặt, cổ, ở lưng, ở tai hay trên vành tai, ở mũi, ở mắt hay gần mắt, ở đuôi, ở cằm, bụng, chân và thậm chí là bị nấm khắp người. Đôi khi, nhiễm trùng móng được gọi là mèo bị nấm móng chân có thể xảy ra. Các móng vuốt mèo trở nên thô ráp, rỗ và phát triển thành vảy và cuối cùng chúng có thể bị biến dạng.

– Đối với những con mèo bị nấm nặng, lông sẽ rụng thành từng mảng lớn, tế bào da có thể bong lên. Nếu để tình trạng diễn ra lâu ngày có thể sẽ dẫn tới việc nhiễm trùng máu và thậm chí là tử vong.

Tuy nhiên, mèo bị rụng lông thành từng mảng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác. Bạn có thể xem thêm các nguyên nhân khiến mèo bị rụng lông ngoài nấm da.

Hình ảnh mèo bị nấm ở mũi, mắt

– Một số mèo, đặc biệt là các giống mèo lông dài, có thể bị bệnh hắc lào mà không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào hoặc rụng lông. Những con mèo này có thể lây nhiễm cho động vật hoặc người khác, đặc biệt là trong những trạm cứu hộ hoặc môi trường nhiều mèo, mà người chăm sóc không biết chúng bị nhiễm bệnh.

– Thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc với nấm ngoài da đến khi phát triển các tổn thương do hắc lào thường từ 7 – 14 ngày; một số trường hợp có thể mất đến 21 ngày trước khi các dấu hiệu nhiễm trùng phát triển.

3. Cách trị nấm cho mèo

Mèo bị nấm có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần điều trị nếu nó là một con mèo khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá trình này thường sẽ mất từ ​​chín tháng đến một năm, trong thời gian này lông của mèo sẽ tiếp tục rụng và da trần của chúng sẽ lộ ra. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị các vết thương trên da và nhiễm trùng sau này của chúng.

Hơn nữa, bệnh hắc lào là một bệnh lây truyền từ động vật sang người tiếp xúc với nó. Do đó, tình trạng này có thể gây ra mối đe dọa đáng kể cho người cũng như mèo. Việc điều trị mèo bị nấm là luôn cần thiết để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sang người, đặc biệt là trẻ em và các vật nuôi khác.

 

 

 

Chữa mèo bị nấm cần phải cạo lông

Mèo bị nấm phải làm sao? Để việc chữa mèo bị nấm được tốt nhất, bạn nên cạo lông phần viêm; nếu mèo bị toàn thân thì hãy cạo hết lông. Việc cạo lông ở mèo bị nấm không những giúp phần da “dễ thở” hơn mà còn giúp việc bôi thuốc hiệu quả hơn, nhất là với những con mèo lông dài. Sau đó, bạn có thể chọn 1 trong những phương pháp trị mèo bị nấm sau:

a. Bôi thuốc tím Methylen Blue

Mèo bị nấm da bôi Methylen – đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trái rạ ở người. Bôi thuốc lên vùng bị nấm 2 lần/ngày cho tới khi khỏi hoàn toàn. Phương pháp này không yêu cầu bạn phải tắm mèo nên sẽ phù hợp với mèo dưới 2 tháng tuổi, những con mèo có sức đề kháng yếu hoặc những bé ghét tắm.

b. Tắm bằng sữa tắm và bôi thuốc trị nấm cho mèo

Bạn có thể tắm cho mèo bị nấm và bôi thuốc cho chúng theo 2 bước dưới đây. Lặp lại các bước này cho tới khi bệnh nấm ở mèo hết hẳn.

Bước 1: Tắm cho mèo: Hiện nay có rất nhiều sữa tắm cho mèo bị nấm trên thị trường như Keto Hexidine, Dermaleen hay Derma bio… Bạn có thể lựa chọn loại phù hợp và tắm cho mèo của mình 1 lần/tuần. Hãy dùng nước ấm và sấy khô sau khi tắm.

Bước 2: Bôi thuốc sát khuẩn Povidine 10% lên những chỗ viêm, sau đó bôi thuốc trị nấm da cho mèo bằng thuốc trị nấm cho người hoặc cho thú cưng. Lặp lại bước này 2 lần/ngày và liên tục từ 3-5 ngày tiếp theo. Nếu da ở phần bị nấm bong lên và khô đi thì thuốc đã phát huy tác dụng.

Bạn có thể dùng các loại thuốc bôi nấm cho mèo sau:

Mèo bị nấm

c. Dùng dầu dừa nguyên chất

Dầu dừa được coi là thuốc điều trị mèo bị nấm hiệu quả từ thiên nhiên. Hãy bôi trực tiếp lên vùng viêm 2 lần/ngày cho tới khi bệnh nấm da trên mèo hết. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên dùng cho những con mèo bị nấm nhẹ, 1 vài chỗ. Với những bé mèo bị nấm toàn thân khi bôi dầu dừa lên (toàn thân) sẽ có cảm giác khô nóng, gây khó chịu.

d. Dùng trà xanh

Mèo bị nấm tắm lá trà xanh, vì lá trà xanh có tính kháng khuẩn nên bạn có thể dùng để chữa các bệnh viêm da. Hãy nấu trà xanh với nước, sau đó để nước âm ấm thì tắm cho bé. Tắm cho mèo bị nấm 1 lần/tuần và trong lúc tắm hãy lấy lá trà chà toàn thân mèo. Với những con bị viêm da nặng thì nên sử dụng thuốc bôi bổ sung.

Cách trị nấm cho mèo bằng lá trà xanh
Mèo bị nấm bao lâu thì khỏi?

Đại đa số mèo, nếu được điều trị thích hợp, sẽ khỏi bệnh nhiễm nấm ngoài da. Mặc dù sự xuất hiện của các tổn thương có thể không thay đổi nhiều trong khoảng tuần đầu tiên điều trị, nhưng một số cải thiện sẽ thấy rõ trong vòng hai đến ba tuần. Trong khoảng thời gian này, mèo bị nấm vẫn có khả năng lây nhiễm. Trong giai đoạn này, bạn nên giảm thiểu sự tiếp xúc với những con chó hoặc mèo khác và các thành viên trong gia đình của bạn.

Sau khi các phương pháp điều trị bắt đầu có hiệu quả, da của mèo láng trở lại, không còn vảy gàu và lông sẽ bắt đầu mọc lại.

Các triệu chứng có thể tái phát nếu ngừng điều trị quá sớm hoặc không đủ, hoặc nếu mèo của bạn mắc bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Đôi khi, mặc dù được điều trị thích hợp, nhưng tình trạng nhiễm trùng vẫn tồn tại và trong tình huống này, bác sĩ thú y của bạn có thể phải thử các loại thuốc chống nấm thay thế.

4. Lưu ý khi chữa nấm cho mèo

– Mèo bị bệnh nấm có thể lây sang mèo khác, nên nếu bạn nuôi nhiều hơn 1 con mèo thì nên cách ly con mèo bị bệnh với những con khác.

– Mèo bị nấm sẽ lây sang người. Người trưởng thành khỏe mạnh thường có khả năng chống lại nhiễm trùng, trừ khi có vết thương hở trên da chẳng hạn như vết xước. Người già, trẻ nhỏ và người lớn có hệ miễn dịch kém hoặc nhạy cảm với da đặc biệt dễ bị lây nấm từ mèo. Tuy nhiên, nấm mèo không lây từ người sang người.

Trong thời gian này, bạn cũng nên hạn chế ôm ấp và vuốt ve chúng, nhất là với trẻ em. Sau khi tắm và bôi thuốc trị nấm cho mèo xong thì hãy rửa tay thật sạch. Với những con bị nặng thì tốt nhất bạn nên đeo bao tay để bôi thuốc cho chúng, sau đó rửa tay thật kỹ.

Biểu hiện bị nấm mèo ở người

Nếu bất kỳ người nào trong nhà bị nấm mèo lây sang người, bị tổn thương da, đặc biệt là các mảng da nhỏ dày lên và tấy đỏ với các cạnh có vảy nổi lên, cần được chăm sóc y tế. Bệnh hắc lào ở người thường đáp ứng rất tốt với thuốc trị nấm mèo ở người. Nếu bị lây nấm mèo, bạn có thể bôi thuốc Nizoral như ở trên. Tuy nhiên, nấm ngoài da có thể lây nhiễm đến 18 tháng trong môi trường và có thể tái nhiễm.

– Tuyệt đối không dùng sữa tắm người để tắm cho mèo bị nấm ngoài da. Vì lúc này da của mèo rất nhạy cảm, dùng sữa tắm người có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.

– Các cách chữa cho mèo bị nấm khác nhau sẽ phát huy tác dụng ít hay nhiều với các cơ địa khác nhau. Vì vậy, nếu phương pháp này không hiệu quả trong 1 tuần thì bạn nên đổi sang phương pháp khác.

– Đặc tính của mèo là hay liếm láp; nên để tránh mèo liếm vào thuốc, bạn nên dùng vòng cổ Elizabeth chống liếm để quấn cổ chúng lại khoảng 5-10 phút.

Dùng vòng cổ khi bôi thuốc chữa nấm cho mèo

– Trong quá trình điều trị, mèo bị nếm nên kiêng ăn các loại thực phẩm gây ngứa như hải sản, thịt gà…

– Nếu mèo bị nấm nặng hoặc chữa hoài không hết, tốt nhất bạn nên đem bé mèo ra thú y để bác sỹ thăm khám và chữa bệnh. Nếu phải tiêm thuốc (trong trường hợp bất khả kháng) thì bạn nên chăm mèo của mình kỹ hơn vì việc tiêm sẽ làm giảm đề kháng và làm mèo dễ mắc các bệnh khác.

– Hãy nhớ là luôn làm sạch môi trường. Các sợi lông của mèo bị nhiễm nấm có chứa nhiều bào tử nấm cực nhỏ có thể bị rụng ra môi trường. Bạn và những vật nuôi khác có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường bị ô nhiễm. Điều quan trọng là phải giữ cho môi trường càng không có bào tử càng tốt, vì các bào tử nấm rụng ra từ lông hoặc tế bào da của động vật có thể tồn tại đến 52 tháng.

Bạn có thể làm sạch môi trường bằng cách:

  • Loại bỏ lông thú cưng trên sàn nhà hoặc đồ đạc vì chúng có thể bị nhiễm bào tử nấm
  • Hạn chế mèo đi lung tung trong nhà
  • Lau sạch hoặc hút bụi ẩm kỹ lưỡng tất cả các phòng hoặc khu vực mà mèo của bạn có thể tiếp cận; điều này nên được thực hiện hàng ngày.
  • Bào tử nấm có thể bị tiêu diệt bằng dung dịch thuốc tẩy clo và nước bằng cách pha loãng 500ml thuốc tẩy clo trong 4 lít nước, hoặc pha loãng theo tỷ lệ 1:10 đến 1: 100.

5. Phòng ngừa da mèo bị nấm

Nấm mèo có thể tái đi tái lại nhiều lần, nên tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh:

– Thường xuyên cho mèo tắm nắng

– Nếu tắm cho mèo thì hãy sấy thật khô lông của chúng

– Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và chỗ ở của mèo, giữ sự khô thoáng

– Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Tổng kết

Mèo bị nấm là một trong những căn bệnh ngoài da thường gặp nhất ở mèo. Triệu chứng nổi bật nhất ở căn bệnh này là mèo ngứa ngáy và rụng lông những vùng nhỏ hoặc thành từng mảng. Nếu không được chữa trị, tình trạng bệnh của mèo sẽ ngày càng tệ hơn và chúng có thể lây nhiễm nấm sang cho người.
Để điều trị mèo bị ghẻ nấm tại nhà, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
  • Bôi thuốc tím
  • Tắm và bôi thuốc trị nấm
  • Bôi dầu dừa
  • Tắm là chè xanh
Trong lúc điều trị mèo bị nấm, bạn nên hạn chế cho mèo đi lung tung trong nhà để tránh phân tán bào tử nấm, cách ly mèo với những con vật khác, không ôm ấp mèo để tránh bị lây nhiễm, làm sạch môi trường trong nhà. Nếu tình trạng mèo bị nấm ngày càng nặng, bạn nên đem mèo đến thú y để có liệu trình thích hợp.

Leave a Comment

Tác giả
Mi Mèo Mập

Tôi là Mi Mèo Mập, là người tạo ra website Tả Pí Lù. Là một người hay nghiên cứu về động vật, tôi muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích, được tổng hợp từ các website nước ngoài uy tín và từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ có được thông tin mình cần, và đưa ra những lựa chọn đúng đắn để giúp bé cưng của mình sống thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

error: Content is protected !!